- Công ty nên tìm thêm nhiều nguồn cung cấp thủy sản nhằm đa dạng
hóa nguồn cung cấp cho công ty. Có chính sách sử dụng và dự trữ nguyên nhiên liệu hợp lý vì hiện tại giá dầu đang biến động, giá điện và nước cũng tăng lên, nguồn nguyên liệu thủy sản hiện tại bị hạn chế do ảnh hưởng của hạn hán và dịch bệnh vào thời điểm đầu năm.
- Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường. Tăng cường tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để tìm thêm nhiều đối tác khách hàng mới
- Thực hiện đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.
- Bên cạnh đó công ty cũng cần đầu tư để ngày hoàn thiện hoạt động của công ty trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường cho hàng hóa của công ty để phù hợp với xu hướng quản lý việc nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu thủy sản và thị trường quốc tế.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
- Thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kỹ càng nhằm nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới, thói quen tiêu dùng và các hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu nhằm hạn chế những
thiệt hại phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này, nhất là ở thị trường Mỹ, Châu Âu. Vào thời điểm hiện nay khi công ty đang mở rộng thị trường xuất khẩu thì yêu cầu này càng cần thiết để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty không phải gặp những rủi ro mà công ty chưa lường trước được.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.
- Thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, các kỹ năng đàm phán hợp đồng xuất khẩu, nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm hạn chế những rủi ro do không hiểu hết được hợp đồng xuất khẩu, bổ sung kinh nghiệm bằng việc học hỏi các kinh nghiệm mà các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước và khu vực đã trải qua.
- Đưa vào hợp đồng những điều khoản thương lượng về giá nếu giá
nguyên liệu có sự tăng giá đáng kể, có thể gây thiệt hại cho công ty khi thực hiện hợp đồng. Hạn chế việc ký kết các hợp đồng trả chậm nhằm giảm thời gian giam vốn và sự thất thoát do chênh lệch tỷ giá vào thời điểm giao hàng và thời điểm thanh toán.
- Cuối cùng đây cũng là kiến nghị thuộc lĩnh vực marketing, như trên đã phân tích thì thị trường Châu Phi thì Công ty chưa xuất sản phẩm sang. Như các nhà nhận đinh nghiên cứu kinh tế nổi tiếng trong và ngoài Việt Nam thì trong những năm tới các thị trường truyền thống đã và đang kinh doanh sẽ bị bão hòa hoặc không còn phát triển như trước, chình vì vậy mà Công ty đang có hướng tấn công vào thị trường Châu Phi, mà trước mắt là Nam Phi, Nam Phi là một trong những đất nước giàu có nhất nhì của Châu Phi, để làm bàn đạp tấn công sang các nước giàu có khác. Năm 2007 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nam Phi đã có những cái bắt tay để xúc tiến việc giao thương giữa hai nước, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, mặt hàng thủy sản chế biến thì được ưu tiên hàng đầu. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho tất cả các công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng thủy sản chế biến. Cho nên trong thời gian tới Công ty nên có những
chiến lược thích hợp để cố gắng xuất sản phẩm sang thị trường Nam Phi.
6.2.2. Đối với cơ quan chức năng
Để thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng tăng nhanh, việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ngoài sự cố gắng nổ lực của các công ty thì sự giúp đỡ của các cơ quan chính phủ là rất quan trọng. Và một số kiến nghị cụ thể sau đây nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản:
- Tận dụng các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như: World Bank, IMF, …sự tài trợ vốn của các quốc gia khác để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế suất, về thủ tục hải quan, có chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
- Xây dựng điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất ổn thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu.
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia. Nổ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản.
- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu.
an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu như ký với các cục quản lý thủy sản các nước hiệp định thừa nhận lẫn nhau về sự tương đương của các hệ thống kiểm soát, thanh tra thủy sản ở các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đóng hộp. Như vậy khi tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các công ty Việt Nam chỉ cần kiểm định chất lượng hàng thủy sản tại các trung tâm kiểm định trong nước làm giảm chi phí kiểm định và thời gian của công ty và nước nhập khẩu.
- Có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng kháng sinh hoá chất phương pháp chăm sóc và nhận biết các hạn chế và cấm sử dụng.
- Nghiên cứu tạo ra những giống mới chất lượng cao.
- Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.
- Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến.
- Xây dựng kế hoạch ký hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……. ˜& ™ …….
1. Phan Thị Ngọc Khuyên (2007). Giáo trình kinh tế Ngoại Thương, Khoa Kinh Tế & QTKD, trường Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lịch (2005), Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, HN.
3. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
4. Vũ Chí Lộc (2004). Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, NXB lý luận Chính trị, HN.
5. Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
6. Tạp chí Kinh tế và dự báo
7. Tạp chí Kinh tế & phát triển
8. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
9. Tạp chí Thương mại thủy sản
Các Website:
www.fistenet.gov.vn www.vasep.com.vn www.vinanet.com.vn