Thiết bị - Công nghệ là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, nó chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, Công ty có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng và kịp thời về thị trường, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Vừa qua Công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
4.1.4 Phân tích về nguồn nguyên liệu
v Thị trường nguyên liệu và các phương thức thu mua
Để tạo được nguyên liệu đầu vào ổn định, Công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu, bên cạnh đó Công ty còn tự nuôi một số ao ở Cờ Đỏ nhưng số lượng nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 20% với mục đích chủ yếu là để cho khách hàng tham quan. Và hiện nay hoạt động thu mua của Công ty ngày càng mở rộng, điều này tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định. Cá Tra, cá Basa là loại cá nước ngọt được nuôi dễ dàng trong điều kiện sông nước như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của Công ty.
Sơ đồ thu mua nguyên liệu của Công ty CASEAMEX
(Nguồn: Phòng thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần CASEAMEX)
Nguồn nguyên liệu chính của Công ty được huy động trong tỉnh và ngoài tỉnh bằng phương pháp thu mua trực tiếp từ các hộ nuôi. Thế mạnh của Công ty đó chính là nguồn nguyên liệu thủy sản có sẵn vì tiềm năng khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là rất lớn, hàng năm khoảng 100,00.000 tấn tôm, cá các loại. Nếu tận dụng lợi ích thông qua chế biến xuất khẩu, áp dụng giá thu mua đảm bảo lợi ích thỏa đáng ổn định cho người nuôi, khai thác cộng với một số biện pháp hỗ trợ khác như về: vốn, thông tin kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư làm cho nguyên liệu ngày càng gia tăng nhanh, Công ty có điều kiện sản xuất ổn định, mở rộng quy mô lâu dài, đặc biệt là cá Tra, cá Ba Sa với hình thức nuôi ao, nuôi bè ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng về sản lượng hàng năm là rất lớn. Công ty đã và đang mở rộng kênh thu mua, chất lượng nguyên liệu là yêu cầu hàng đầu và quan tâm nhiều hơn vùng nguyên liệu lân cận để giảm được chi phí lưu thông và vận chuyển.
Xu thế hòa nhập giữa người nuôi, người cung cấp cá giống, vùng nuôi, thuốc và xử lý… Hiện nay rất phổ biến ở hạ lưu sông Mê Kông. Nhờ có những đặc trưng riêng, CASEAMEX đã có những hướng đi riêng cho mình ngoài việc tự
Công ty cổ phần CASEAMEX Đồng Tháp - Lai Vung - Cao Lãnh… An Giang - Phú Tân -An Phú… Cần Thơ - Ô Môn - Thốt Nốt -Cờ Đỏ… Các tỉnh khác ở ĐBSCL
nuôi một số ao Công ty còn hỗ trợ về tài chính, con giống… với các hộ nuôi các để đảm bảo điều kiện tốt đáp ứng được chất lượng cá sạch đưa vào chế biến. Công ty còn có câu lạc bộ nuôi cá sạch, chuyên cung cấp những nguồn cá hợp tiêu chuẩn để sản xuất.
Để quản lý được chất lượng cá, CASEAMEX đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về phương pháp nuôi cho người nuôi nắm vững những kỹ thuật cần thiết. Hiện nay, những người nuôi cá Tra, cá Ba Sa đã đáp ứng cá có chất lượng cho Công ty để đạt tiêu chuẩn SQF 100,000 và GMP.
Mặt khác, Công ty thường xuyên cử nhân viên quản lý chất lượng của Công ty đến từng hộ nuôi để kiểm tra và báo cáo trước những thiếu sót cần điều chỉnh. Thêm vào đó, Công ty đã xây dựng phòng thí nghiệm riêng và đã đạt được giấy chứng nhận ISO 1815 để đảm bảo cá không có hóa chất kháng sinh và kháng khuẩn. Và quan điểm của Công ty là “uy tín và chất lượng phải đặt lên hàng đầu” để phục vụ ở thị trường trong nước và ngoài nước. Trong thời gian hiện nay, Công ty đang vận hành khoảng 100,00 ha vùng nuôi cá sạch, tăng 20 ha so với những năm trước.
4.1.5. Phân tích về hoạt động chiêu thị và mở rộng thị trường của Công ty CASEAMEX Công ty CASEAMEX
Trong ba năm trở lại đây các thị trường của Công ty ngày càng tăng lên, do có nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu là do có những chiến lược marketing phù hợp. Hàng năm đều có tham gia hội chợ triển lãm, đặt một hoặc hai gian hàng tại hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước ngoài và cũng đã có một ít thành công sau những lần hội chợ đó. Bằng chứng là năm 2006 sản phẩm thủy sản của Công ty xuất sang 25 nước trên giới, đến năm 2007 tăng 29 nước và năm 2008 tăng lên 31 nước.
Hiện nay mặc dù là một trong những Công ty lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản, nhưng cho tới thời điểm này Công ty vẫn chưa có văn phòng đại diện các thị trường chủ lực trọng yếu của Công ty.
Những chiến lược marketing của Công ty chưa thực sự mang tầm cỡ thế giới chỉ tương đối khá chứ chưa thật sự hoàn hảo. Đây cũng là một mặt hạn chế của Công ty. Công ty tìm kiếm thị trường mới qua môi giới chính vì vậy mà đã phần nào hạn chế về sản lượng cũng như là giá cả do chỉ biết qua trung gian mai mối và phải tốn một khoảng chi phí đáng kể để trả cho các nhà môi giới. Do đó trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng tự tìm kiếm thị trường bằng cách quảng bá hình ảnh thương hiệu trên Website.
Với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, Thương mại điện tử là một trong những phưong thức mua bán khá phổ biến được áp dụng khá tốt ở các nước phát triển đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ…
Một nhược điểm nữa là trong bộ phận marketing của Công ty, thì trình độ về Anh Văn không đồng đều, bộ máy sắp xếp các nhân viên chưa thích hợp, máy móc và lạc hậu. Một số lớp trẻ có trình độ anh văn khá tốt nhưng không phát huy hết tiềm lực này.
4.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2008
4.2.1. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu thủy sản
Trong ba năm vừa qua từ 2006-2008, tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của xí nghiệp có sự biến động có lúc theo chiều hướng gia tăng đáng kể và có lúc biến động chậm, điều đó được thể hiện khá rõ qua Bảng 3 và Biểu đồ 1 dưới đây:
Năm 2007 doanh thu của xí nghiệp tăng trưởng rất cao, đạt mức 597.855 triệu đồng tăng 228.884,81 triệu đồng, tương đương 62,03% so với năm 2006, đây là mức tăng trưởng doanh thu cao nhất kể từ năm 2006 đến nay, tuy nhiên năm 2008, doanh thu của xí nghiệp lại có sự sụt giảm đáng kể từ 597.854.68 triệu đồng xuống còn 279.737 triệu đồng tức giảm 53,21%, điều này cũng dễ nhận ra vì năm 2008 đây chính là năm khủng hoảng tài chính thế giới tất cả các ngành nghề kinh
doanh đều không tránh khỏi điều này. Song mặc dù vậy tuy có sự sụt giảm về doanh thu như vậy nhưng do năm 2007 doanh thu tăng trưởng kha cao nên bù lỗ được trong năm 2008, và đến nay thì Công ty đang có những bước tiến triển khá tốt. So với các Công ty cùng ngành khác thì CASEAMEX nhìn chung thì phát triển khá tốt. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
Doanh thu xuất khẩu năm 2007 đạt 587.600 triệu đồng tăng 266.560 triệu đồng, tức 62.75% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 97,85% trong tổng doanh thu của xí nghiệp. Để lý giải được sự tăng trưởng một cách đáng kể này thì chúng ta dễ dàng nhìn thấy đây là năm mà Việt Nam gia nhập WTO việc buôn bán giao thương giữa các nước được tiến hành một cách dễ dàng và thuận lợi hơn, Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn trong việc ngoại thương giữa các nước và Việt Nam của chúng ta đang trên đà phát triển, chính sách giao thương thông thoáng hơn nên Công ty có nhiều cơ hội buôn bán cũng như là ngày càng có nhiều hợp được ký kết làm ăn, bên cạnh đó Công ty CASEAMEX được nhà nước miễn thuế trong 3 năm từ 2007-2009. Doanh thu năm 2008 lại có sự sụt giảm khá rõ từ 587.600 xuống còn 278.267 giảm 52,64%, do đây là năm mà hầu như các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng chứ không riêng gì về Việt Nam cũng như là của Công ty CASEAMEX, và trong năm 2008 Mỹ lại tiếp tục kiện Việt Nam của chúng ta về việc bán phá giá cá Tra, cá Ba SA và cả thị trường Nga cũng vậy đã có lúc thị trường Nga cấm mặt hàng thủy sản của chúng ta xuất sang Nga vì nghi ngờ là có dư lượng kháng sinh trong cá chính vì vậy mà các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản đều không tránh khỏi tình hình này. Năm 2008 đầy cũng là năm mà hàng ngày hàng giờ trên báo đài, trên các phương tiện thông tin đại chúng đều nói về sự bấp bênh của nguồn nguyên liệu cá Tra và cá Ba SA cũng như là tìm kiếm các thị trường tiêu thụ. Các hộ nông dân của chúng ta thường có thói quen nuôi cá không có kế hoạch cũng như là tìm kiếm đầu ra trước mà cứ ồ ạt nuôi, nuôi một cách manh mún và nhỏ lẻ lúc thì khan hiếm lúc thì dư thừa, chính vì vậy mà nguồn nguyên liệu đầu vào của các công ty không ổn định
dẫn đến thiếu nguyên liệu chế biến và đây cũng là nguyên nhân mà khiến cho CASEAMEX rơi vào tình trạng sụt giảm doanh thu trong năm 2008 như trên. Song bên cạnh đó nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu và nguyên liệu chế biến… tăng lên và đồng tiền USD mất giá một đồng tiền được dùng để thanh toán trong việc thanh toán dẫn đến doanh thu sụt giảm mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng lên.
Bảng 3: Doanh thu tiêu thụ thủy sản của Công ty CASEAMEX
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Đồng hành với doanh thu từ xuất khẩu thì doanh thu từ nội cũng tương tự, tăng trưởng một cách đáng kể trong năm 2007 từ 7.930 triệu đồng lên 10.255 triệu đồng tức tăng 29,32% so với năm 2006 tỷ trọng cũng tăng từ 2,15% lên 7,72% tương đương với 2.325 triệu đồng sang năm 2008 thì lại rất giảm từ 10.255 triệu đồng xuống còn 1.470 triệu đồng tỷ trọng cũng giảm từ 7,72% xuống còn 0,53% tương đương với 8.784,54 triệu đồng. So với doanh thu xuất khẩu, doanh thu tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều và ngày càng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do chiến lược của Công ty chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng để xuất khẩu. 2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Chỉ tiêu Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu (%) Doanh thu (%) Xuất khẩu 361.040 97,85 587.600 98,28 278.267 99,47 266.560 62,75 -309.333 -52,64 Nội địa 7.930 2,15 10.255 7,72 1.470 0,53 2.325 29,32 -8.785 -85,66 Tổng 368.970 100,00 597.855 100,00 279.737 100,00 228.885 62,03 -318.118 -53,21
Biều đồ 1: Doanh thu tiêu thụ thủy sản của Công ty CASEAMEX
Tóm lại có được kết quả như trên là nhờ vào sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo Công ty và toàn thể công nhân viên trong suốt ba năm vừa qua, đặc biệt là các vụ kiện bán phá giá của Mỹ với một số loại sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: cá Tra, cá Ba Sa và Tôm đông lạnh, nhưng nhờ sự nổ lực từ phía Nhà nước về các chính sách cũng như không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng khác, từ đó Công ty đã có thêm nhiều đơn đặt hàng từ nhiều đối tác khác nhau, hơn nữa bản thân Công ty cũng đã cố gắng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng các mặt hàng thủy sản để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu khác.
4.2.2. Phân tích sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty CASEAMEX CASEAMEX
Qua kết quả phân tích ở Bảng 4 và Biểu đồ 2 ta thấy: năm 2007 sản lượng tiêu thụ của Công ty CASEAMEX có mức tăng trưởng cao nhất đạt 10.874,42 tấn
361040 587599.99 278266.67 7929.99 10254.69 1470.15 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nam Trieu d on g Xuat khau Trong nuoc
tăng 4.398,02 tấn, tương đương tăng 67,91% so với năm 2006 và đến năm 2008 sản lượng tiêu thụ đạt 12.475,68 tấn, tăng 1.601,26 tấn so với năm 2007, tương đương 14,73%. Trong đó:
Sản lượng thủy sản xuất khẩu năm 2007 của Công ty CASEAMEX tăng 67,66% so với năm 2006, tương đương với mức sản lương 4.287,47 tấn và đến năm 2008 sản lượng từ 10.623,87 tấn tăng lên 11.925,23 tấn tức khoảng 1.301,36 tấn khoảng 12,45% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu tăng lên trong ba năm qua là do nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng đồng thời người tiêu dùng nước ngoài ngày càng quan tâm đến thủy sản là thực phẩm mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Mặt khác, Công ty CASEAMEX đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như việc áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: HACCP, GMP, SSOP để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn đối với các thị trường truyền thống như: EU, Nhật, Thái Lan… Đồng Công ty CASEAMEX tập trung việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, kết quả là đã chủ động hơn về thị trường nên sản lượng xuất khẩu tăng trong ba năm qua.
Đối với sản lượng tiêu thụ nội địa năm 2007 so với năm 2006 tăng 110,55 tấn, tương đương tăng 76,96% đạt sản lượng 250,55 tấn và chiếm tỷ trọng 2,30% trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty. Năm 2008 sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 65,10 tấn so vơi năm 2007, tương đương giảm 25,98% và sản lượng chỉ đạt 158,45 tấn và tỷ trọng giảm còn 1,53% trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty CASEAMEX. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhanh dẫn đến sự cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt đồng thời do chiến lược của Công ty CASEAMEX chủ yếu tập trung sản xuất để xuất khẩu nên lượng thủy sản tiêu thụ trong nước giảm qua các năm.
Nhìn chung, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty CASEAMEX luôn tăng qua ba năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty CASEAMEX. Vì vậy, để duy trì sản lượng xuất khẩu như trên thì
Công ty CASEAMEX phải tiếp củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới khách hàng mới, càng đầu tư hơn nữa về máy móc, thiết bị để sản phẩm luôn đạt chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm…. từ đó càng đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao.
Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX
ĐVT: Tấn (Nguồn: Phòng kế toán) 6,336.40 10,623.87 11,925.23 140 250.55 185.45 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 2006 2007 2008 Năm T an xuat khau nhap kha u
Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX
2006 2007 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 Chỉ tiêu Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng (%) Sản lượng (%) Xuất khẩu 6.336 97,84 10.623,87 97,70 11.925,23 95,59 4.287,47 67,66 1.301,36 12,45 Nội địa 140 2,16 250,55 2,30 185,45 1,53 110,55 78,96 -65,10 -25,98