Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Công

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX (Trang 78 - 82)

KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEMEX

Công ty CASEAMEX tuy không phải là một trong những Công ty mạnh nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản nhưng CASEAMEX cũng có một vị trí khá quan trọng việc xuất khẩu thủy sản. Trên trường quốc tế cũng có một sô thành tựu, tốc độ phát triền xuất khẩu khá tốt. Đồng thời để duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc xuất khẩu thủy sản thì cần phải có những giải pháp mang tính khả thi. Sau đây là một số giải pháp:

Giải pháp chung

Cần phải có một phòng ban cũng như là thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm; nghiên cứu các tiêu chuẩn có liên quan để triển khai, áp dụng tại doanh nghiệp. Vì như đã biết chất lượng sản phẩm phải luôn đặt lên hàng đầu và đâu cũng là một trong những chỉ tiêu mà người tiêu dùng luôn quan tâm và cũng là chỉ tiêu để khẳng định uy tín, tên tuổi của sản phẩm. Có như vậy mới đứng vững trên thương trường quốc tế.

Quan tâm thích đáng đến các rào cản thương mại ở các thị trường mục tiêu chủ động có sách lược đối phó; xây dựng chiến lược sản phẩm - thị trường cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam theo hướng chú trọng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như: tôm sú, cá da trơn,…vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm và thị trường mới có nhiều tiềm năng trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhập khẩu một cách hệ thống, đảm bảo tính ổn định tương đối của đầu ra, tránh các biến động lớn về thị trường. Nói chung tất cả các nước đều muốn bảo vệ chính mình, bảo vệ những nuôi trồng trong nước chính vì vậy luôn đặt ra những rào cản thương mại để hạn chế lượng nhập khẩu vào trong nước.

Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản để khai thác tối ưu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, phân tán rủi ro và có khả năng thay đổi thị trường trọng điểm khi khi thị phần thuỷ sản Việt Nam

tại một thị trường nào đó đạt mức có khả năng bị áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại hay trả đũa.

Các doanh nghiệp cần tổ chức tốt khâu truyền thông, giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Tăng cường sử dụng các chuyên gia thực phẩm đến từ các thị trường mục tiêu để họ cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ chế biến.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản thông qua các hình thức như: cung cấp đầy đủ thông tin thương mại, quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam, tham gia các hội chợ, triển lãm thuỷ sản quốc tế theo phương thức phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam để tạo ra một hình ảnh thuyết phục về thuỷ sản Việt Nam, xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách:

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguyên liệu, chế biến xuất khẩu thuỷ sản để có thể đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là kiểm soát dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm hoặc hạn chế sử dụng theo quy định của Bộ thuỷ sản.

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ thuỷ sản về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm thủy sản.

- Cập nhật và đáp ứng kịp thời các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm.

- Nghiên cứu đầu tư và thử nghiệm, tiến tới đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử đối với mặt hàng thuỷ sản.

Chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên.

Giải pháp riêng đối với Công ty

Đầu tư đáng kể cho hoạt động marketing, nỗ lực thâm nhập thị trường và nghiên cứu thị trường. Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường để có sự am hiểu tường tận về thị trường thông qua việc mở văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc tích cực tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế có uy tín. Mặt khác, Công ty cần tích cực quảng cáo về hàng xuất khẩu thuỷ sản của mình trên webside.

Xí nghiệp nên thành lập phòng marketing chuyên biệt thực hiện các công tác marketing, nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực kỳ quan trọng.

Tiếp tục đào tạo để nâng cao năng lực của các cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng các đòi hỏi của việc kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế.

Đầu tư nhiều hơn vào thương mại điện tử, chương trình bán hàng trên mạng. Cập nhật thông tin và tiếp tục đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ mới. Nâng cao tay nghề công nhân để sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp.

Đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của xí nghiệp với các đối thủ.

Thường xuyên thu thông tin để nắm bắt những quy định, diễn biến mới của thị trường từ đó đề xuất các kế hoạch, chính sách kinh doanh phù hợp.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu mua nguyên liệu, phải kiểm tra mẫu ở chỗ nuôi trước khi xí nghiệp thu mua. Đồng thời đầu tư vào các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra hóa chất, dư lượng kháng sinh.

Đầu tư cho các chủ nuôi (nơi cung cấp nguyên liệu chủ chốt cho xí nghiệp) các dự án nuôi thủy sản sạch, sinh thái, chất lượng và bao tiêu sản phẩm

đối với họ. Hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hoá chất và nhận biết các chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho xí nghiệp một lượng thủy sản nguyên liệu sạch nhất định và ổn định; tạo ra nét đặc trưng riêng cho sản phẩm chế biến của xí nghiệp.

Giữ vững thị phần ở thị trường hiện có đồng thời mở rộng sang các thị trường tiềm năng bằng cách:

- Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường xuất khẩu nước ngoài để tìm kiếm thêm đối tác.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)