Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX (Trang 38)

chức

T Ban giám đốc công ty: Bao gồm một giám đốc, một phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách tổ chức nhân sự. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà Nước, trước Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên.

Ban giám đốc có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty phù hợp với chiến lược sản xuât kinh doanh chung của công ty, chỉ đạo các công việc cho các bộ phận chức năng: tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong cũng như bên ngoài công ty nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhât đối với mọi hoạt động của công ty; giải quyết xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trươc công ty CASEAMEX và Nhà Nước về quản lý kinh tế tại đơn vị.

T Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức phân công lao động một cách hợp lý, theo dõi, thực hiện các chính sách kịp thời đối với cán bộ công nhân viên, từng bước cải tiến dần cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

- Các cán bộ thực hiện và quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà Nước, tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn công ty.

- Tiến hành tổ chức quản lý, thực hiện trực tiếp công tác hành chính quản trị của văn phòng, công tác hánh chính văn thư, tiếp tân, quản lý cơ vật chất, kỹ thuật công ty.

T Phòng kinh doanh tổng hợp: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu, phưong án sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng và chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc ký kết hợp đồng mua bán, xuất khẩu hàng hoá. Giúp ban

giám độc thực hiện và tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của xí nghiệp.

- Phân tích tổng hợp các thông tin phát sịnh trong quá trình kinh doanh để làm cơ sở trong việc xây dựng các mục tiêu.

- Giao dịch với khách hàng và thực hiện các công tác có liên quan đến quá trình hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, thành phẩm.

- Thực hiện tổng hợp và báo cáo cho ban giám đốc về các kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm.

- Tổ chức nghiên cứu, tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác các nguồn hàng.

T Phòng kế toán tài vụ: Quản lý và theo dõi tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh, tình hình tài chích của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ về nguyên tắc tài chính Nhà Nước, báo cáo lên cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và vạch ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý đem lại lợi ích kinh tế cho công ty.

- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành.

- Giúp ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách, đồng thời thực hiện việc thanh toán tiền cho Khách hàng.

- Lập báo cáo quyết toán theo từng tháng, từng quý và phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty CASEAMEX.

TPhòng quản đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất của các phân xưởng.

Chịu trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất, theo dõi, kiểm tra và báo cáo đầy đủ với ban giám đốc tình hình sản xuất của công ty, kịp thời giải quyết các vấn đề trong khâu sản xuất.

T Phòng kỹ thuật vi sinh: Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, vật tư máy móc, thiết bị của công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu

trước khi đưa vào sản xuất hàng hoá trước khi xuất khẩu, đúng quy định về chất lượng sản phẩm. Thực hiện việc kiểm tra các mẫu hàng hoá trước khi xuất bán, cân trọng lượng hàng hoá đúng theo quy cách. Thực hiện việc kiểm tra vệ sinh trong công ty.

T Văn phòng đại diện: Thực hiện công tác giao dịch, liên lạc với khách hàng trong và ngoài nước tại Tp Hồ Chí Minh, làm thủ tục giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Đại diện cho công ty thực hiện các công tác giao dịch, liên lạc, đón tiếp khách hàng trong và ngoài nước. Giới thiệu các sản phẩm cho khách hàng, tổ chức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Liên hệ báo cáo cho ban giám đốc khi khách hàng có yêu cầu.

3.5.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CASEAMEX 3.5.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất:

Công ty CASEAMEX chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng thủy sản ở dạng cơ chế. Tuy nhiên với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chế biến thuỷ sản thì cớ cấu tổ chức được thực hiện như sau:

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CASEAMEX

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính) Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phục vụ Phân xưởng nước đá Phân xường cơ diện Phân xưởng chế biến Đội bảo vệ sữa c hữa Hệ thống kho chứa

- Lao động được bố trí thành các tổ sản xuất theo hình thức tổ chức sản xuất tổng hợp gồm các tổ chế biến, các tổ cấp đông, bảo quản.

- Quy mô sản xuất của xí nghiệp tương đối lớn do đó sản phẩm thủy hải sản có quy trình chế biến tương tự nhau nên quá trình sản xuất ít bị gián đoạn.

- Để ổn định trong quá trình sản xuất, mỗi tổ được phân công đảm nhận một công việc.

3.5.2.2. Bộ phận sản xuất chính

Là bộ phận sản xuất tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn Công ty. - Phân xưởng chế biến: Có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi thành sản phẩm đông lạnh phụ vụ cho sản xuất. Đây là phân xưởng lớn nhất của Công ty.

3.5.2.3. Bộ phận sản xuất phụ

- Phân xưởng cơ điện:

+ Đảm nhận lắp đặt, quản lý và vận hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh.

+ Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất. - Phân xưởng nước đá:

+ Có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến của Công ty.

3.5.2.4 Bộ phận sản xuất phụ

Có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng, chẳng hạn như: Sữa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ hoặc cho sản xuất.

Việc xây dựng môt cơ cấu sản xuất hợp lý là một tiền đề hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét tính toán mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận sau cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhât.

3.5.3. Mục đích , nội dung hoạt động của Công ty 3.5.3.1 Mục đích

- Thực hiện kinh doanh có lãi, bảo toàn đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu thông hàng hoá trên thị trường.

- Bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên Công ty.

3.5.3.2 Nội dung hoạt động của Công ty

Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu. Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.

- Xuất khẩu: Chế biến nông, thủy hải sản xuất khẩu.

- Nhập khẩu: Vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhận uỷ thác xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.

3.6. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.6.1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý: Công ty CASEAMEX với vị trí thuận lợi để kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu. Vì Cần Thơ la trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mặt trước nằm gần cổng sau của khu công nghiệp, mặt sau nằm sát bờ sông Hậu thuận lợi cho việc vận chuyển hàng thủy hải sản với diện tích 2,4 ha cách trung tâm thành phố Cần Thơ gần 10 km về hướng Tây Bắc thông với Cảng Cần Thơ trên tuyến đường 91 và cách sân bay Trà Nóc 4 km, đây là vị trí thuận lợi cho xí nghiệp trong việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá theo đường bộ lẫn đường thuỷ, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển, giao thông với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.

- Về cớ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng một hệ thống cảng và đường nội bộ nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị đã được thay thế mới với công suất và công nghệ cao.

- Cơ chế chính sách: Chính sách pháp luật ngày càng thông thoáng hơn, nhận được sự quan tâm hổ trợ của các Ban ngành có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty làm các thủ tục dễ dàng và nhanh chóng.

- Nguồn lao động: Với một đội ngũ cán bộ, công nhân viên rât hăng hái, nhiệt tình, đoàn kết nhất trí cao, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tay nghề cao là điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Với hơn 18 năm hoạt động, với những biến đổi thăng trầm hiện nay Công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng trong ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước.

- Nhu cầu về sản phẩm thủy sản trên thị trường ngày càng cao. Đặc biệt hiên nay Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO đây là cơ hội đối với các ngành là rất lớn.

3.6.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi để Công ty có điều kiện phát triển kinh doanh thì Công ty cũng gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục.

- Vể nguyên liệu: Đây là một vấn đề nan giải cần có hướng giải quyết đối với tất cả Công ty hoạt động kinh doanh thuỷ hải sản. Muốn có thành phẩm phải có nguồn nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay việc nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta vẫn mang tính thời vụ và tự phát. Mặc dù chúng ta nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhưng nguồn nguyên liệu hải sản còn hạn chế do không gần biển. Mặt khác nhà nước chưa có chính sách khoanh vùng và đầu tư mang tính kế hoạch lâu dài nên việc nuôi trồng còn manh mún, tự phát và có những vụ mùa thất thu lớn đã đẩy người dân nuôi thua lỗ nặng và làm cho các doanh nghiệp chế biến mặt hàng này lâm vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Bên cạnh đó, hiện nay ở khu vực ĐBSCL nói chung và ở Tp. Cần Thơ nói riêng có rất nhiều Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu khác như: Cafatex, Nam Hải, Pataya, Xí nghiệp 404, Kim Anh, Minh Phú… hiện nay cò có Bình An

và Phương Đông đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường về nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường sản phẩm đầu ra.

- Nguồn vốn kinh doanh: Hiện nay Công ty chủ yếu vay từ ngân hàng nên phải chịu chi phí lãi vay khá lớn. Việc thiếu vốn ảnh hưởng đến sự phát triển, lắp đặt thêm máy móc thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.

- Thị trường: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt về chính sách bán hàng như giảm giá, khuyến mãi… làm cho khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do biến động của thị trường xãy ra thường xuyên và đội ngũ cán bộ Marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nước ngoài nên việc thâm nhập vào thị trường lớn còn gặp nhiều khó khăn.

- Về phương tiện cất trữ và chuyên chở: Do đặc trưng của ngành nên đòi hỏi phải có kho bãi và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhưng cùng một lúc để mua phương tiện và kho bãi gặp nhiều khó khăn, mà hiện nay vốn của Công ty chưa thật sự rộng rãi, nên phương tiện vận chuyển và kho bảo quản của Công ty còn thiếu nên thường xuyên thuê bên ngoài với chi phí cao.

- Ô nhiễm môi trường: Hiện nay hiện tượng ô nhiễm môi trường diễn ra trầm trọng nó làm đe doạ đến sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty.

3.5.3. Phương hướng phát triển của Công ty CASEAMEX

Công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản, đối tượng tiêu thụ chủ yếu là thị trường nước ngoài vì thế chất lượng sản phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng cần được quan tâm hàng đầu của Công ty. Công ty đang tập trung nâng cao chất lượng, nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng cũng như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc tế nói chung.

Đẩy mạnh hoạt động Marketing và đội ngũ quản lý bán hàng, thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm kết hợp chuyên môn hoá trong từng mặt hàng. Phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả, phải nộp khác. Không ngừng phát triến sản xuất, tạo nhiều cơ hội thu hút và giải quyết nguồn lao động

nhàn rỗi tại địa phương, cố gắng tạo điều kiện tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

Đầu tư trang bị thêm các máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại và một số phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của Công ty.

Để thực hiện chiến lược mở rộng và thâm nhập thị trường trong nước cũng nhu nước ngoài, Công ty đã không ngừng giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hội chợ, triển lãm, trưng bài sản phẩm. Mặt khác, Công ty còn thường xuyên cử cán bộ sang các nước: Singapore, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Hồng Kông… để tìm kiếm thăm dò thị trường và các đối tác tiềm năng. Đặc biệt là thị trường Mỹ một thị trường có nền kinh tế phát triển mạnh hàng đầu thế giới, nhất là từ khi Mỹ đã xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam đã tạo được nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc gia nhập xuất khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản. Đầu tư khai thác nguồn hàng ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CASEAMEX

4.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMEX

4.1.1. Phân tích về nguồn nhân lực

Cán bộ công nhân Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản CASEMAX là những người năng động trong công việc, giàu kinh nghiệm, sáng tạo và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng số nhân viên của Công ty vào cuối năm 2008 là 1592 nhân viên. Trong đó nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 145 nhân viên, trình độ trung cấp là 77 nhân viên, số còn lại trong tổng số trên là công nhân.

Cụ thể hơn là trong khối văn phòng bao gồm trình độ đại học, cao đẳng thì trình độ đại học chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn. Điều này cũng có thể giải thích được, bởi vì đây là bộ phận đầu não, điều hành Công ty quyết định đến sự phát triển của Công ty. Sau khối văn phòng là khối kho bao gồm các nhân viên có trình độ từ trung cấp nghề trở lên là bộ phận bảo quản, bảo đảm chất lượng sản phẩm của Công ty trước khi nó đến tay người tiêu dùng. Vì Công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)