Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 127 - 160)

Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến

STT Họ và tên GV Trường Tỉnh, thành phố 1 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre

2 Nguyễn Hoàng Hằng THPT Phan Chu Trinh Bình Thuận 3 Lê Vĩnh Toàn THPT Cần Đước Long An 4 Nguyễn Thị Xuân Nguyên THPT Đông Thạnh Long An 5 Thạch Thị Mari THPT Tân An Trà Vinh

6 Bùi Thị Kim Nguyệt THPT Long Phước Hải Bà Rịa Vũng Tàu

7 Võ Nguyễn Hoàng Trang Buôn Mê Thuột

8 Nguyễn Thị Thanh Tuyết THPT Bắc Mỹ Hồ Chí Minh 9 Trịnh Đình Thảo ĐHSP TPHCM Hồ Chí Minh

10 Huỳnh Thị Bảo Quý THPT Phú Hòa Hồ Chí Minh 11 Nguyễn Thị Hồng Nhung THPT Gò Vấp Hồ Chí Minh 12 Nguyễn Thị Mộng Tuyền THPT Nguyễn Hữu Thọ Hồ Chí Minh 13 Trần Thị Hoài Thu THPT Trần Hưng Đạo Hồ Chí Minh 14 Nguyễn Hữu Duy Khang THPT Trương Vĩnh Kí Hồ Chí Minh 15 Hoàng Thị Thắm THPT Trần Phú Hồ Chí Minh 16 Trịnh Duy Thanh THPT Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Gia Lộc THPT Phú Lâm Hồ Chí Minh 18 Phan Cao Minh Thảo THPT An Lạc Hồ Chí Minh

19 Huỳnh Phương Thảo Hồ Chí Minh

20 Nguyễn Thị Kim Oanh THPT Nguyễn Hữu Cầu Hồ Chí Minh

21 Nguyễn Ngọc Trâm Hồ Chí Minh

22 Trần Ngọc Thành THPT An Đông Hồ Chí Minh 23 Mai Sỹ Phương THPT Phan Châu Trinh Hồ Chí Minh

24 Vũ Thị Hồng Nhung Hồ Chí Minh

25 Vũ Duy Phong THPT Lê Thị Hồng Gấm

Hồ Chí Minh 26 Danh Thanh Tri THPT Gò Quao Kiên Giang 27 Phan Kim Oanh THPT Nhơn Trạch Đồng Nai 28 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre

Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT

STT Mức độ Số phiếu %

1 Rất cần thiết 16 59,3

2 Cần thiết 8 29,6

3 Bình thường 3 11,1

Qua khảo sát, có 24 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung GDMT vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là cần thiết và rất cần thiết (chiếm 88,9%).

Lí do:

- Hóa học gắn liền với thực tế và vấn đề môi trường ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động (GV Trần Thị Hoài Thu).

- Học sinh tiếp thu tốt bài học và tiết học thêm sinh động (GV Nguyễn Hoàng Hằng). - Hiện nay môi trường quá ô nhiễm (GV Huỳnh Phương Thảo).

Tuy nhiên, có 3 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là bình thường (chiếm 11,1%) vì chương trình đã quá nặng, không đủ tiết để tập trung cho đề tài này.

Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học

STT Mức độ Số phiếu %

1 Quá nhiều 0 0

2 Nhiều 0 0

3 Vừa đủ 8 29,6

4 Ít 17 66,7

Theo GV, nội dung GDMT ở mỗi bài học là ít (chiếm 66,7%). Như vậy, chương trình học rất nặng về lý thuyết mà ít đề cập đến vấn đề thực tế. Do đó, để có thể thiết kế một giáo án có tích hợp GDMT, GV cần phải sưu tầm, thu thập thêm tài liệu qua sách, báo, mạng Internet,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng

STT Mức độ Số phiếu %

1 Rất thường xuyên 1 3,7

2 Thường xuyên 6 22,2

3 Thỉnh thoảng 20 74,1

4 Không bao giờ 0 0

STT Thời gian Số phiếu % 1 Không có 0 0 2 < 5 phút 22 81,5 3 5 – 10 phút 5 18,5 4 15 – 30 phút 0 0 5 > 30 phút 0 0

Phần lớn các GV mới thỉnh thoảng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học (chiếm 74,1%). Thời lượng cho mỗi bài giảng rất hạn chế trong khi lượng kiến thức mà GV cần cung cấp thì quá nhiều và tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn HS những kĩ năng giải bài tập hóa học. Vì vậy, đa số GV chỉ sử dụng khoảng thời gian < 5 phút (chiếm 81,5%) để đề cập các vấn đề môi trường.

Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT

STT Mức độ Số phiếu %

1 Rất thường xuyên 0 0

2 Thường xuyên 5 18,5

3 Thỉnh thoảng 19 70,4

4 Không bao giờ 3 11,1

Nhìn chung, GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường (chiếm 70,4%). Việc soạn một bài giảng điện tử rất công phu, cần có sự đầu tư và tốn nhiều thời gian để thiết kế, tìm kiếm nguồn tư liệu, hình ảnh, phim minh họa.

Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT

STT Phương pháp Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

1 Thuyết trình 7 25,9 14 51,9 6 22,2 0 0 2 Đàm thoại 2 7,4 14 51,9 11 40,7 0 0 3 Trực quan nghiên cứu 1 3,7 9 33,3 15 55,5 2 7,4 4 Thảo luận nhóm 1 3,7 2 7,4 20 74,1 2 7,4 5 Sử dụng bài tập hóa học 1 3,7 8 29,6 13 48,1 5 18,5

Như vậy, có thể thấy, phương pháp thuyết trình, đàm thoại được GV thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT (chiếm 51,9%). Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tác giả cũng đã sử dụng cả hai phương pháp trên và kết hợp thêm phương pháp trực

quan nghiên cứu, thảo luận nhóm để thiết kế bài giảng phù hợp với tình hình cụ thể của

từng lớp học. Tuy nhiên, GV cần phải lưu ý là việc sử dụng quá nhiều các hình ảnh, phim minh họa sẽ cuốn hút HS, không còn tập trung vào nội dung chính của bài giảng và có thể dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả. Vì vậy, GV cần có sự cân nhắc, lựa chọn những hình ảnh, phim minh họa thật cần thiết để đưa vào bải giảng của mình.

Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT

STT Mức độ Số phiếu %

1 Dễ 1 3,7

2 Bình thường 14 51,9

3 Khó 12 44,4

4 Quá khó 0 0

Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung GDMT

STT Mức độ Số phiếu %

1 Dễ 2 7,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Bình thường 10 37,0

3 Khó 14 51,9

4 Quá khó 0 0

Phần lớn GV cho rằng việc chuẩn bị cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là

bình thường (chiếm 51,9%). Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động của GV và HS khi

giảng dạy nội dung GDMT là khó (chiếm 51,9%). Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay, chương trình SGK rất nặng về lý thuyết. GV phải thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với thời lượng quy định, theo đúng số tiết quy định trong phân phối chương trình

Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT

STT Nguồn tư liệu Số phiếu %

1 Sách giáo khoa 14 51,9

2 Sách tham khảo 13 48,1

3 Internet 24 88,9

4 Báo, tạp chí 13 48,1

Qua khảo sát, Internet là nguồn tư liệu mà GV thường sử dụng cho bài giảng có tich hợp nội dung GDMT (chiếm 88,9%). Như vậy, có thể thấy, mạng Internet là nơi mà GV có thể tìm kiếm được rất nhiều tư liệu bổ ích, hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí cũng là một trong những nguồn tư liệu được GV sử dụng.

STT Nguồn tư liệu Số phiếu %

1 Sách giáo khoa 11 40,7

2 Sách tham khảo 17 63,0

3 Internet 14 51,9

4 Báo, tạp chí 5 18,5

Nguồn tài liệu về bài tập có nội dung giáo dục môi trường mà GV thường sử dụng là sách tham khảo (chiếm 63%), Internet (chiếm 51,9%). Và theo ý kiến của GV, loại bài tập có nội dung GDMT thích hợp nhất là bài tập trắc nghiệm (chiếm 70,4%).

Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT

STT Tác dụng Mức độ TB

1 2 3 4 5

1 Giúp HS dễ tiếp thu các kiến thức về môi trường. 0 1 5 6 15 4,3

2 Làm tăng hứng thú học tập bộ môn. 0 0 6 13 8 4,1

3 Giờ học sinh động, hấp dẫn. 0 2 6 8 11 4,0

4 Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức của HS.

0 4 11 9 3 3,4

5 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 1 7 13 6 0 2,9

6 Góp phần vào xu thế đổi mới PPDH. 0 4 6 13 4 3,6

Tác dụng lớn nhất của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là giúp HS dễ tiếp thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các kiến thức về môi trường. HS sẽ thấy hứng thú với môn học hơn nếu được liên hệ thực tế

bằng kiến thức môi trường Những hình ảnh, tranh vẽ trong bài giảng kết hợp với lời nói của GV sẽ gây chú ý đối với HS, giúp HS nhớ lâu, dễ tiếp thu kiến thức, HS hoạt động tích cực hơn. Như vậy, giờ học sẽ sinh động và hấp dẫn.

Như vậy, có thể nhận thấy đa số các GV hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện GDMT cho HS, việc đưa nội dung GDMT vào bài giảng là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi thực hiện giảng dạy nội dung GDMT, các GV đều gặp phải những khó khăn. Trong quá trình thực

hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học và thu được kết quả như sau (bảng 3.32):

Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học

STT Khó khăn Mức độ TB

1 2 3 4 5 1 GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn

bị cho bài giảng.

1 0 7 12 7 3,9

2 Nguồn tư liệu tham khảo khan hiếm 2 5 10 8 2 3,1

3 HS chưa tích cực tham gia hoạt động, đóng góp ý kiến.

3 6 10 6 2 2,9

4 GV vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp 0 7 8 7 5 3,4

5 Thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần truyền tải quá nhiều.

2 2 4 4 15 4,0

Từ bảng kết quả trên, dễ dàng nhận thấy khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải khi tích hợp nội dung GDMT trong bài giảng hóa học là thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần truyền tải quá nhiều. Đó cũng là tình hình chung cho hầu hết các môn học ở trường THPT hiện nay. Dựa trên kết quả khảo sát này, chúng tôi đã thiết kế các giáo án phù hợp với thời lượng tiết học, các vấn đề về môi trường được truyền tải một cách khái quát, hệ thống. Các giáo án sẽ được bổ sung tranh ảnh, hình vẽ kết hợp với sự dẫn dắt của GV sẽ gây chú ý tới HS, giúp HS nhớ lâu. Như vậy, HS vừa có thể tiếp thu được kiến thức chủ đạo của bài học vừa nắm được các thông tin môi trường.

Khó khăn lớn thứ hai là GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho bài giảng. Để thiết kế một giáo án có tích hợp nội dung GDMT, GV cần phải tìm kiếm các tư liệu thông qua sách, báo, internet,…và sưu tầm những tranh ảnh, hình vẽ, phim minh họa. Điều này không phải GV nào cũng làm được. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã thiết kế các giáo án có kèm theo tranh ảnh, hình vẽ có liên quan, nguồn tư liệu sẽ được ghi vào đĩa CD nộp kèm luận văn cao học cho các GV tham khảo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình thực nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra về cơ bản luận văn cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau:

1.1. Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài

- Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm những khóa luận, luận văn, tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT ở trường THPT.

- Tìm hiểu về hóa học môi trường và GDMT.

- Nghiên cứu lí luận về tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học. - Tìm hiểu về các phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT.

1.2. Nghiên cứu việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường THPT

- Nguyên tắc lựa chọn các bài học để tích hợp nội dung GDMT.

- Lựa chọn những bài học có thể tích hợp các nội dung GDMT ở 3 khối lớp 10, 11, 12 ban cơ bản.

- Yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học.

- Xây dựng quy trình thiết kế một giáo án tích hợp nội dung GDMT gồm 7 bước.

- Thiết kế được giáo án tích hợp theo bài cụ thể của chương trình hóa học 10, 11, 12 ban cơ bản và tiến hành thực nghiệm được 7 giáo án.

- Biên soạn 100 bài tập trắc nghiệm khách quan được tham khảo từ một số tài liệu khác nhau như sách bài tập, sách tham khảo, các website hóa học,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng.

1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài

 Tác giả đã tiến hành:

- Tác giả đã tiến hành thực nghiệm đối với 1028 HS ở 3 khối lớp 10, 11, 12 thuộc 3 trường THPT An Lạc, THPT Phan Chu Trinh, THPT An Đông trên địa bàn TPHCM.

- Phát phiếu nhận xét giáo án tích hợp nội dung GDMT cho 27GV hóa học của các trường THPT ở TPHCM và một số tỉnh phía Nam.

 Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng đã đạt kết quả:

- Về nội dung: đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát chương trình sách giáo khoa.

- Về tính khả thi: có thể sử dụng với một số đông học sinh và giáo viên tùy vào điều kiện tình hình của địa phương và trường giảng dạy.

- Về tính hiệu quả: việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở chương trình THPT góp phần mở rộng kiến thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng hứng thú học tập và tăng khả năng tự tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp một số kinh nghiệm cho GV trong việc giảng dạy nội dung GDMT.

Những kết quả trên chỉ mang tính tương đối nhưng nó cũng khẳng định được phần nào giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT cho giáo viên THPT. - Cung cấp những tài liệu giảng dạy về nội dung GDMT cho giáo viên THPT.

2.2. Với các trường THPT

- Các trường THPT cần được tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu để thuận lợi cho HS nghiên cứu các đề tài seminar, cập nhập thông tin.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT và các nội dung liên quan đến thực tiễn.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế,…nhằm giáo dục ý thức tìm hiểu các vấn đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS.

- Các trường học cần liên kết với nhau và với các cơ quan ban ngành, nhà máy, xí nghiệp tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.

2.3. Với giáo viên THPT

- Tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các GV khác. - Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT.

- Luôn cập nhập thông tin từ các bài báo, website,…để tăng thêm nguồn tư liệu môi trường phong phú phục vụ cho việc tích hợp vào bài giảng.

3. Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 127 - 160)