Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 39)

Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động học tập, giáo dục học sinh được tổ chức ngoài chương trình bắt buộc và tự chọn do giáo viên điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội.

1.5.6.1. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa

 Tác dụng giáo dục:

- Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế.

- Giúp quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu công việc, đó là điều kiện phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.

 Tác dụng giáo dưỡng:

- Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ sâu sắc hơn.

- Góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh. - Học sinh thu nhận được nhiều kiến thức dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học, hội thi,…

 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:

- Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.

1.5.6.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học thường gặp

- Tham quan nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất, các ruộng thí nghiệm. - Thi học sinh giỏi hóa học.

- Câu lạc bộ hóa học. - Ngày hội hóa học. - Báo cáo chuyên gia,…

Tóm tắt chương 1

Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về cơ sở lí luận của việc tích hợp giảng dạy nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường THPT. Trong chương này, tác giả đã trình bày:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

- Những lí luận cơ bản về hoạt động GDMT ở THPT bao gồm mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương hướng, biện pháp GDMT; lí luận về tích hợp trong dạy học hóa học.

- Các phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT.

Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Yêu cầu GDMT qua môn hóa học ở trường THPT

- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải trực tiếp liên quan đến môi trường của địa bàn nhà trường.

- Triển khai GDMT bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện để thu được hiệu quả thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Kết hợp cung cấp các kiến thức về môi trường với rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường, làm cho người học nhận thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của con người.

- Nhà trường phối hợp với các khối đoàn thể xã hội tại địa phương tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Kết hợp GDMT ở hầu hết các môn học và các cấp bậc học.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT

- Nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn, những vấn đề môi trường toàn cầu. Ví dụ: Bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ bản) có những nội dung liên quan đến thực tiễn và vấn đề môi trường toàn cầu là: ô nhiễm không khí, mưa axit, hậu quả của mưa axit.

- Nội dung bài học không quá nặng, không quá nhiều kiến thức trọng tâm, để GV có thời gian cho hoạt động tích hợp nội dung GDMT.

Ví dụ: Nội dung bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) khá đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nên GV có thể dành thời gian cho việc giảng dạy nội dung GDMT liên quan đến vấn đề môi trường toàn cầu là ô nhiễm không khí và lỗ thủng tầng ozon. Để tiết kiệm thời gian, GV có thể chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về nhà chuẩn bị trước, đến tiết dạy, GV chỉ yêu cầu HS lên báo cáo.

- Bài học phải có nguồn tư liệu, hình ảnh phong phú để hỗ trợ GV tích hợp nội dung GDMT.

2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT

2.3.1. Lớp 10

Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10)

Tên bài Nội dung tích hợp

Bài 22 . Clo Tính độc của clo.

Các biện pháp xử lí ô nhiễm khí clo. Bài 23. Hiđroclorua – Axit

clohiđric và muối clorua

Ảnh hưởng của khí hiđroclorua tới hiện tượng mưa axit. Bài 24. Sơ lược về hợp chất

chứa oxi của clo

Các ứng dụng của nước Giaven và clorua vôi: tẩy uế, xử lí các chất độc để bảo vệ môi trường.

Bài 25. Flo – Brom – Iot Tính độc của flo, brom và ảnh hưởng đối với môi trường. Bài 29. Oxi – Ozon Ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục.

Sự suy giảm tầng ozon và bảo vệ tầng ozon. Bài 32. Hiđrosunfua – Lưu

huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Ảnh hưởng của khí H2S đến môi trường.

Chất thải công nghiệp và sự ô nhiễm không khí. Bài 33. Axit sunfuric – Muối

sunfat

Mưa axit và hậu quả của mưa axit.

2.3.2. Lớp 11

Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11)

Tên bài Nội dung tích hợp

Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ

Trong nông nghiệp, cần giữ độ pH ổn định của môi trường sống cho động thực vật.

Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Sự ô nhiễm nước và cách xử lí nước. Bài 8. Amoniac và muối amoni Khí NH3 gây ô nhiễm môi trường.

Trong phản ứng tổng hợp NH3, cần xử lí chất thải từ nhà máy.

không khí.

Nồng độ nitrat cao trong cơ thể gây ung thư. Bài 10. Photpho Photpho trắng rất độc, gây bỏng nặng.

Bài 12. Phân bón hóa học Phân bón hóa học có thể gây ô nhiễm đất, không khí nên cần sử dụng phân bón hiệu quả và an toàn.

Bài 16. Hợp chất của cacbon Hạn chế và không thải CO, CO2 vào khí quyển để bảo vệ môi trường.

Khí CO2 là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Bài 18. Công nghiệp silicat Yêu quý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bài 25. Ankan Đốt cháy ankan không hoàn toàn sinh ra khí CO gây ô nhiễm môi trường sống và độc hại cho sức khỏe con người.

Phương pháp khí sinh học biogas tận dụng rác thải để tạo nguồn năng lượng sạch.

CH4 là một trong tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.

Bài 29. Anken Các sản phẩm trùng hợp (PE, PP) có nhiều ứng dụng nhưng khó phân hủy sẽ tạo nên gánh nặng về môi trường. Bài 30. Ankađien Đốt cao su sẽ thải nhiều khí độc vào môi trường.

Bài 35. Benzen và đồng đẳng Một số hiđrocacbon thơm khác

Hơi benzen rất độc, bền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Bài 37. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Dầu mỏ và các sản phẩm dễ làm ô nhiễm môi trường. Xử lí các chất thải công nghiệp.

Bài 39. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

Các dẫn xuất halogen (2,4-D; 2,4,5-T; DDT, 666,…) có độc tính cao, phân hủy chậm gây tác hại đối với con người và môi trường sống.

Bài 40. Ancol Tác hại của metanol, etanol đối với sức khỏe con người và ô nhiễm không khí trong nhà.

Bài 41. Phenol Phenol là nguyên liệu sản xuất một số hóa chất (thuốc nổ, thuốc diệt cỏ, chất diệt nấm mốc,…) gây độc hại đối với con người và môi trường.

Bài 44. Anđehit - Xeton Tính độc hại của fomanđehit, axeton .

2.3.3. Lớp 12

Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12)

Tên bài Nội dung tích hợp

Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Giáo dục học sinh ý thức quản lí nước thải trong cuộc sống và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Bài 5. Glucozơ Giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của cây xanh và tài nguyên rừng.

Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Bài 14. Vật liệu polime Các vật liệu polime thường sử dụng trong đời sống và các tác hại lâu dài đến môi trường.

Tái chế đồ phế thải polime.

Bài 21. Điều chế kim loại Sản xuất các kim loại và xử lí chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Cách xử lí nước cứng.

Bài 33. Hợp kim của sắt Sản xuất gang thép và ô nhiễm môi trường. Bài 36. Sơ lược về niken, kẽm,

chì, thiếc

Các kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và làm ô nhiễm nguồn nước.

Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch

Một số ion gây ô nhiễm môi trường nước. Bài 41. Nhận biết một số chất

khí

Một số chất khí gây tác động đến con người và khí quyển (CO, CO2, SO2, H2S, NH3,…).

Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước, không khí, đất. Giải pháp khắc phục.

2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học

- Sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh, tranh vẽ, mẫu vật, mô hình,…giúp giáo viên dễ dàng tăng cường lượng thông tin một cách có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giờ học sinh động, hấp dẫn.

- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không được biến bài học bộ môn thành bài học GDMT.

- Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện

- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với thực tế.

2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT

2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT

Có hai mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng có tích hợp nội dung GDMT: - Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học bao gồm kiến thức, kĩ năng, tình cảm, thái độ.

- Mục tiêu thứ hai là kiến thức giáo dục môi trường.

2.5.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động động

Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học, giáo viên có thể dựa vào cấu trúc của bài học theo SGK để chia nội dung bài học thành từng phần, mỗi phần tương ứng với một hoạt động. Mỗi hoạt động nghiên cứu một nội dung hoặc nhiều nội dung nhỏ có mối liện hệ với nhau. Với những nội dung lớn, giáo viên cần phân chia thành nhiều hoạt động để học sinh dễ dàng tìm hiểu và tiếp nhận tri thức.

2.5.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT

Việc lựa chọn nội dung tích hợp GDMT là khâu cần thiết trong thiết kế bài giảng. Trên thực tế, nội dung GDMT thường được tích hợp vào phần “tính chất vật lý”, “tính chất hóa học”, “ứng dụng”. Khi lựa chọn hoạt động tích hợp nội dung GDMT, giáo viên cần lưu ý:

- Hoạt động tích hợp nội dung GDMT phải có tính chọn lọc, không tràn lan tùy tiện ảnh hưởng đến mục tiêu chung của bài học.

- Nội dung GDMT phải gần gũi, thực tế tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tìm hiểu và lĩnh hội tri thức.

2.5.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động

Sau khi phân chia hoạt động, giáo viên cần xác định thời gian dành cho mỗi hoạt động. Giáo viên nên phân phối thời gian hợp lí cho từng hoạt động, những họat động là trọng tâm của bài học giáo viên cần phải dành nhiều thời gian. Riêng đối với những hoạt động có nội dung GDMT, giáo viên chỉ nên dành khoảng 5-10 phút, tránh việc biến bài học bộ môn thành bài học GDMT.

2.5.5. Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể

- Nội dung GDMT luôn gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và rất gần gũi với học sinh. Do đó, để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, giáo viên có thể sử dụng một số hình thức sau:

+ Giáo viên nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn cuộc sống và liên quan đến nội dung bài học và yêu cầu học sinh cùng thảo luận để phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

+ Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm học sinh. Học sinh về nhà thu thập các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, hình vẽ, viết báo cáo và phân công người trình bày trước lớp. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Cuối tiết học, giáo viên đánh giá chung và cho điểm dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo, bảo vệ quan điểm và ý kiến đóng góp của mỗi nhóm.

- Trên cơ sở đặc điểm về nội dung của chương, bài, khối lớp, phương pháp dạy học các bài cụ thể có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Một số phương pháp dạy học mà giáo viên thường vận dụng để tích hợp nội dung GDMT vào trong bài giảng:

+ Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề. + Phương pháp trực quan nghiên cứu. + Phương pháp seminar, thảo luận nhóm.

2.5.6. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học

Thiết kế bài giảng hóa học theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Giờ học hóa

học theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.

Như vậy, giáo án của một giờ học hóa học theo quan điểm tích hợp là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là một bản thiết kế gồm hai phần hợp thành thống nhất hữu cơ với nhau.

- Một là, hệ thống các tình huống dạy học do giáo viên thiết kế phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh.

- Hai là, hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, tìm kiếm và phát hiện ra kiến thức.

2.5.7. Bước 7: Chuẩn bị

- Các thông tin minh họa.

- Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung mà giáo viên cần giới thiệu.

- Tư liệu, câu hỏi liên hệ liên quan đến nội dung giáo dục môi trường cần tích hợp.

2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT

Trong quá trình thực hiện đề tài các giáo án tích hợp nội dung GDMT, tác giả đã soạn và thực nghiệm các bài sau:

- Lớp 10

+ Bài 29. Oxi – Ozon.

+ Bài 32. Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit.

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)