Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

(Tuyên bố của Tbilisi, UNESCO/UNEP 1978)

- Xem xét môi trường trong tổng thể của nó: môi trường tự nhiên và nhân tạo, môi trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ).

- Giáo dục môi trường là quá trình liên tục, suốt đời, bắt đầu từ cấp học mầm non và tiếp diễn thông qua những giai đoạn chính thức, không chính thức.

- Giáo dục môi trường mang tính liên thông giữa các môn học.

- Khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu từ quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để học sinh hiểu rõ bản chất của các điều kiện môi trường trong những điều kiện địa lí khác nhau.

- Tập trung vào các tình huống môi trường đang tiềm tàng hiện nay, đồng thời tính đến cả những yếu tố lịch sử.

- Đề cao giá trị, sự cần thiết của quá trình hợp tác địa phương, quốc gia, quốc tế trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với những sự cố môi trường.

- Xem xét kỹ các khía cạnh về môi trường trong mọi kế hoạch tăng trưởng.

- Tạo cơ hội cho người học có một vai trò trong việc học tập, có cơ hội ra quyết định và chịu trách nhiệm.

- Gắn việc nhạy cảm, nhận thức về môi trường, các kỹ năng giải quyết vấn đề với từng độ tuổi. Những năm đầu nên nhấn mạnh sự nhạy cảm về môi trường trong cộng đồng riêng của người học.

- Giúp người học phát hiện những nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường. - Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường, do vậy cần hình thành lối suy nghĩ biết phân tích, phán xét và kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Tận dụng các môi trường học tập đa dạng, nhấn mạnh các hoạt động thực tiễn và các kinh nghiệm trực tiếp.

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)