Phương pháp dùng lời

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 34 - 35)

Lời nói là công cụ dạy học quan trọng số một của người giáo viên vì nó có những ưu thế đặc biệt:

- Có thể diễn đạt được mọi nội dung phức tạp, tế nhị. - Có thể mã hóa được một khối lượng vô hạn các thông tin. - Không bị lệ thuộc vào ánh sáng và vật cản.

Nói tốt là điều kiện để dạy tốt, học tốt: giáo viên trình bày bài giảng hấp dẫn, sinh động sẽ gây hứng thú học tập, giúp học sinh dễ tiếp thu bài giảng.

Lời nói là phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, giúp giáo viên tạo mối quan hệ thầy – trò.

1.5.1.1. Phương pháp thuyết trình

Là phương pháp chuyển giao và tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn có hệ thống bằng ngôn ngữ nói của giáo viên trong suốt tiết học.

 Tác dụng của phương pháp thuyết trình

- Giáo viên tiết kiệm được thời gian, nội dung được trình bày logic, chặt chẽ và có thể bổ sung thêm kiến thức mà trong sách giáo khoa không có.

- Cho phép trình bày nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà trò không tự tìm hiểu được.

- Hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, niềm tin giữa giáo viên và học sinh thông qua ngôn ngữ và nhân cách của giáo viên.

 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình - Ngôn ngữ phải chọn lọc, chính xác.

- Nội dung phong phú. - Ý tứ trong sang, dễ hiểu. - Không nói ngọng, nói lắp.

- Giọng nói (cường độ, cao độ, trường độ, sự ngắt nghỉ,…) cần phù hợp với nội dung bài học và mục đích cần đạt được.

- Sử dụng nét mặt, điệu bộ, cử chỉ phù hợp. Nét mặt phải thể hiện sự nhiệt tình và tự tin, nâng cao được sức truyền cảm.

1.5.1.2. Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi, trò lần lượt trả lời, có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và cả với giáo viên, qua đó trò lĩnh hội được nội dung bài học.

 Tác dụng của phương pháp đàm thoại

- Kích thích tính tích cực, hoạt động nhận thức của học sinh.

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ và xúc tích.

- Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học, học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập và nhận thức của mình.

 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại

- Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị chu đáo, lựa chọn kĩ càng.

- Câu hỏi cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, không mơ hồ hoặc quá chung chung. - Câu hỏi được phát biểu chính xác về mặt khoa học, từ ngữ và cấu trúc câu.

- Câu hỏi được chia ra làm nhiều loại (dễ, khó) để tạo cơ hội cho từng đối tượng học sinh tham gia trong lớp.

- Số lượng, tính chất câu hỏi phụ thuộc vào tính chất, nội dung của tài liệu mới.

- Giáo viên cần nêu câu hỏi chung cho cả lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời, cho phép học sinh tham gia nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.

- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc chưa đúng trọng tâm câu hỏi, tránh phê bình hoặc cắt ngang ý của học sinh.

- Sau khi giải quyết xong một câu hỏi, giáo viên nên tổng kết lại.

Một phần của tài liệu [Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)