ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 81 - 83)

82

Đọc đoạn trích sau:

Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo,(…). Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn.

Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình.

Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau.

Mỗi ngày hãy nhìn thẳng vào phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch những vạch đinh hằn mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng thành khi em biết nghĩ về những điều dài rộng và biết sống vì người khác.

(Trích Bút kí Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

ĐỀ 11 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Mỗi ngày, chúng tôi phải đi cho hết đoạn đường hoặc dài, hoặc ngắn tuỳ theo những làng ở cách xa hay gần. Chúng tôi phải diễn trò mỗi khi gặp chỗ đông đúc có thể thu được tiền. Chúng tôi phải luyện lại những vai trò của các con chó và con

83

Giôlicơ. Chúng tôi còn phải nấu cơm bữa sáng, bữa chiều. Xong những việc đó, mới là thì giờ để học chữ hay học nhạc. Nơi dừng chân để học phần nhiều là trong quán chợ, dưới gốc cây hay trên đống đá, lấy bãi cỏ hay vệ đường làm bàn để bày những miếng gỗ. Cách học tập này khác hẳn cách học tập đối với phần đông những trẻ bằng tuổi tôi được đến nhà trường. Chúng không phải làm lụng gì, chỉ có việc học. Thế mà nhiều khi chúng còn phàn nàn là không đủ thì giờ để làm bài. Nhưng có một điều quan trọng gấp mấy thì giờ để học tập, đó là sự chuyên cần. Không phải dành nhiều thời gian để học bài là có thể ghi được bài đó vào ký ức của ta đâu, mà cái chính là sự tập trung tư tưởng kia. May cho tôi, tôi đã tập trung hết tâm trí vào việc học không bị thú chơi đùa cám dỗ. Nếu tôi chỉ có việc ngồi trong phòng với hai tay bịt tai, hai mắt dán vào quyển sách như vài đứa trẻ ù lì khác, thì liệu tôi sẽ học được gì? Chẳng được gì cả, vì chúng tôi không có buồng để giam mình, và trong khi đi đường, tôi phải luôn nhìn xuống chân cho khỏi vấp ngã.

(Trích Không gia đình – Hecto Malot)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thứ biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Cách học của cậu bé trong đoạn văn trên có khác gì so với cách học tập của phần đông những đứa trẻ được đến trường?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn sau: Mỗi ngày, chúng tôi phải đi cho hết đoạn đường hoặc dài, hoặc ngắn tuỳ theo những làng ở cách xa hay gần. Chúng tôi phải diễn trò mỗi khi gặp chỗ đông đúc có thể thu được tiền. Chúng tôi phải luyện lại những vai trò của các con chó và con Giôlicơ. Chúng tôi còn phải nấu cơm bữa sáng, bữa chiều.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “một điều quan trọng gấp mấy thì giờ để học tập, đó là sự chuyên cần” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Không phải dành nhiều thời gian để học bài là có thể ghi

được bài đó vào ký ức của ta đâu, mà cái chính là sự tập trung tư tưởng kia.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích hành động và tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ -

Tô Hoài).

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)