+ Điệp từ nhớ xuất hiện 5 lần đem đến cho đoạn thơ giọng hồi tưởng sâu lắng, tha thiết, làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của toàn bài.
+ Cách xưng hô mình- ta gia tăng chất giọng tâm tình ngọt ngào, thương mến khiến nỗi nhớ trong lòng người đi càng bồi hồi, xao xuyến.
* KẾT BÀI:
- Đoạn thơ như một bức họa cổ điển mà hiện đại ghi lại vẻ đẹp gợi cảm, nên thơ của hình tượng thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp kì diệu với vẻ đẹp cần cù, tài hoa trong lao động cùng vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, tình nghĩa của hình tượng con người Việt Bắc.
- Mượn hình thức trữ tình giàu tính dân tộc, Tố Hữu đã thể hiện thật thấm thía những tâm tình chung của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Đó là lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn – nội dung trữ tình bao trùm các sáng tác của Tố Hữu.
c) Bài 3: Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm.
1. Tác giả:
34
những năm chống Mĩ cứu nước (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,...). - Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm:
+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và cảm hứng lắng đọng, thực hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu.
+ Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự đằm thắm, đôn hậu của con người xứ Huế với sự sắc sảo, trí tuệ của một người có trình độ văn hóa cao.
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh ra đời
- Trường ca Mặt đường khát vọng được viết trong những ngày tháng nóng bỏng của chiến trường Bình - Trị - Thiên. Năm 1971 là năm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam đang vào thời kì ác liệt.
- Tác giả viết trường ca này nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ thành thị miền Nam ở vùng tạm chiếm: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của mình đối với dân tộc trong cuộc chiến tranh thiêng liêng bảo vệ đất nước.
b) Nội dung chính
*Những cảm nhận chung về đất nước