lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ? Kim Lân đã phát hiện được chi tiết tinh tế nhưng cũng thật đặc sắc cũng rất đỗi đời thường để đặc tả tâm trạng của bà lúc này. Chi tiết "mắt nhoèn" -> Chữ "nhoèn" trong dòng văn hết sức đặc sắc nó miêu tả được tâm trạng quá đỗi ngạc nhiên của bà, dường như bà lão không dám tin vào mắt mình là con trai mình có vợ.
- Ai oán, xót thương và lo lắng: thể hiện qua hành động "cúi đầu" nín lặng: Có lẽ đằng sau hành động cúi đầu là cả một cơn bão tâm trạng với biết bao niêm cay đắng đằng sau hành động cúi đầu là cả một cơn bão tâm trạng với biết bao niêm cay đắng tủi cực đang ập đến với bà. Bà xót thương cho cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình, bà cứ bị cái quá khúe nghèo khổ đeo bám. Người ta dựng vợ gả chồng cho con còn Tràng phải đi nhặt vợ. Dấu chấm lửng “Còn mình thì…” như nỗi nghẹn ngào trong lòng không nói thành lời. Nghĩ đến cảnh đó mà bà thấy xót thương đau đơn, tâm trạng đó cứ đè nặng lên bà. Chi tiết dòng nước mắt "rỉ" xuống 2 dòng nước mắt: từ "rỉ" trong câu văn đã thể hiện một cách hết sức chân thực niềm ai oán, xót thương của bà. Đó là dòng nước mắt của bao nỗi cay đắng tủi hờn, dòng nước mắt ấy dã héo quắt lại đã cạn khô cùng với cuộc sống đói khổ, lam lũ. Giờ đây bà đang cố chắt lọc ra đề xót thương, ai oán.Bà cụ Tứ lo lắng cho các con, bà lo rằng không biết chúng có nuôi nổi nhau sống được qua cái kỳ này không. Đó là tâm trạng âu lo vô hình luôn đeo bám lấy bà, bà lo không biết cuộc đời của chúng có khá hơn bố mẹ trước kia không. -> Như vậy tấm lòng của người mẹ nghèo này không bao giờ hết âu lo => Qua nỗi lo ấy nhà văn đã khắc họ được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu đứng hi sinh, giàu tình yêu thương con. Ở bà thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ Việt Nam mọi thời đại.