Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 53 - 57)

- Mị là cô gái trẻ đẹp :“ trai đứng nhà Mị”, có tài “ thổi lá hay như thổi sáo” Mi là người con hiếu thảo: lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ.

c) Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

- Mị là cô gái trẻ đẹp: “ trai đứng ...nhà Mị”, có tài “ thổi lá hay như thổi sáo”. - Mi là người con hiếu thảo: lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ. - Mi là người con hiếu thảo: lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ.

Mị là hình tượng đẹp vể người thiếu nữ Tây Bắc

-Nhưng vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

Mị là nạn nhân của cường quyền, bạo lực.

c) Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

*Cuộc sống tủi nhục, cam chịu:

- Lúc đầu Mị phản kháng: có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc và cả tìm cái chết.

- Về sau cuộc sống nô lệ đã biến Mị thành con người khác:

+ Mị mất ý thức về cuộc sống “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”

+ Mị chấp nhận cảnh ngộ sống: “lùi lũi….xó cửa” âm thầm như một cái bóng. + Mị chỉ là công cụ lao động: “Tết xong thì…bẻ bắp”. Sống cuộc sống “trâu, ngựa”.

+ Mị sống như một tù nhân “Ở cái buồng Mị nằm…..nắng” Đã bao năm rồi, Mị chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết… Thông qua bi kịch cuộc đời Mị, Tô Hoài đã tố cáo bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng hình thức cho vay nặng lãi và thế lực thần quyền (cúng ma) để trói buộc người nghèo vào số phận nô lệ triền miên.

* Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc

- Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:

 Cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài tươi vui tràn đầy sức sống “trong các làng Mèo đỏ……sặc sỡ” “Đám trẻ….trước nhà”.

 Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy.

"Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một".

 Tiếng sáo, một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do.

- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:

+ Mị “ngồi nhẫm bài hát của người đang thổi” Khao khát hạnh phúc đã cất lên đôi môi Mị, là sư trở lại của người con gái yêu đời, yêu sống ngày trước.

+ Mị “lén lấy hũ rượu uống ực từng bát”  Mị uống cái đắng cay cả phần đời đã qua.

54

+ Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi"

Lòng ham sống trong Mị đã trỗi dậy, Mị ý thức rõ quyền được sống của mình như bao người phụ nữ khác.

+ Mị ý thức rõ hoàn cảnh đau xót của mình: "nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết".

+ Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu"  Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

+ Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách", để “đi chơi” Sự chuyển động mạnh mẽ trong tâm hồn Mị + Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà, tuy nhiên A Sử chỉ trói được thân xác Mị những không trói được tâm hồn Mị, Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi".

Khát vọng sống, niềm khát khao hạnh phúc vẫn tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn của Mị

* Tâm trạng Mị trước cảnh A Phủ bị trói

- Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị.

- Nhận ra sự độc ác và bất công của giai cấp phong kiến miền núi: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.

- Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị … cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói cứu A Phủ.

- Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.

c. Nghệ thuật

- Bút pháp hiện thực sắc sảo; tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.

- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

- Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.

d. Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; số phận của người dân lao động miền núi, phản ánh con đường giải phóng, ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng.

55

* Gợi ý, hướng dẫn làm bài:

** Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn

trích sau.

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất”.

56

A. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ; diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát mình.

B. Thân bài:

- Sơ lược về Mị, về A Phủ và tình huống (do để hổ vồ mất một con bò) dẫn đến việc A Phủ bị trói đứng mấy ngày đêm.

- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ: Cuộc sống bị đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị biến cô trở thành người câm lặng, không quan tâm đến mọi người mọi việc. Những đêm đầu A Phủ bị trói, Mị “thản nhiên thổi lửa hơ tay” như không có việc gì xảy ra.

- Thương người cùng cảnh ngộ: Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết”.

- Tình thương lớn hơn nỗi sợ hãi và cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu chàng trai ấy trốn thoát được, bố con Pá Tra sẽ nghĩ đến cô và bắt cô trói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự sợ hãi và cái chết. Tình thương ấy khiến cô hành động bất cần, trói cho A Phủ mà không quan tâm đến điều gì sẽ xẩy ra với mình.

+ Từ cứu người đến cứu mình: Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Khoảng lặng đó chính là chút sợ hãi, do dự còn sót lại nơi Mị. Nhưng lòng ham sống vượt lên tất cả khiến cô hành động nhanh và dựt khoát. Mị cũng vụt chạy ra. “Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Vì “ở đây thì chết mất”. Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

- Đánh giá về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng, phân tích tâm lí nhân vật; xây dựng tình huống truyện đặc sắc; dẫn chuyện tự nhiên hợp lí.

C. Kết bài:

- Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đoạ đày về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.

- Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Hành động cuối cùng của Mị - cởi trói cho A Phủ - có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến

57

cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”.

**Đề 2: Phân tích khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, khát vọng sống của nhân vật Mị thể hiện trong đêm tình mùa xuân.

* Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời, hoàn cảnh của Mị trước và sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra

- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

- Tiếng sáo gọi bạn tình đã khơi dậy ở Mị khát vọng sống tự do, yêu thương, hạnh phúc. Nó đánh thức tâm hồn Mị làm Mị nhớ lại kỉ niệm xưa, lòng phơi phới.

+ Uống rượu “uống ực từng bát” → Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, đan sen quá khứ, hiện tại, lời văn tinh tế, đậm màu sắc dân tộc.

+ Thấy mình còn trẻ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi ...” + Mị xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn, khơi thêm ngọn lửa cho sáng

→ soi sáng cho không gian tối tăm, cho tâm hồn, cho cuộc đời đã bị cầm tù bấy lâu nay ở nhà thống lí.

+ Mị “quấn lại tóc, với lấy váy hoa” → một hành động đẹp, tích cực, táo bạo chưa từng có trong suy nghĩ của Mị.

+ Mị có ý thức về tuổi trẻ, về quyền sống hạnh phúc của mình

- Khi bị A Sử trói đứng: bị trói về thể xác nhưng tâm hồn Mị vẫn tự do nên quên cả hiện tại “Mị vùng bước đi”

- Đánh giá: Nghệ thuật: Đối lập “lúc thì khắp người, bị dây trói thít lại, lúc nồng nàn tha thiết nhớ.” Thể xác: đau đớn, đau nhức >< Tâm hồn: tràn trề, tha thiết nhớ. Tâm tha thiết nhớ.” Thể xác: đau đớn, đau nhức >< Tâm hồn: tràn trề, tha thiết nhớ. Tâm trạng bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt, lúc này Mị sợ chết “Mị cựa quậy xem còn sống hay chết” (khác ý định tự tử lúc đầu) → diễn tả tâm trạng tinh tế, đặc sắc.

* Kết bài: Qua diễn biến tấm trạng của Mị, nhà văn đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ-luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp.

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 53 - 57)