Khổ 5: Nhận thức lí giải về phẩm chất đầu tiên của tình yêu là nỗi nhớ.

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 42 - 45)

+ Sóng và Em hòa nhập, bổ sung thêm “bờ” ; Khổ thơ dài hơn những khổ thơ khác trong bài ; Nhịp thơ 2/3; 3/2 nhịp điệu của sóng dạt dào, miên man.

+ Phép liệt kê, lặp cú pháp, nhân hóa, liên tưởng : Sóng dù ở đáy sâu hay bề mặt vẫn ngày đêm không nghỉ vì nhớ bờ

=> Nỗi nhớ bao trùm không gian, thời gian. + Em: nhớ anh cả trong giấc mơ

=> Sóng và Em hòa nhập; giọng thơ dào dạt, mãnh liệt như những đợt sóng gối lên nhau, hối hả vươn tới bờ.

=> Yêu là nhớ, nỗi nhớ bao trùm không gian, thời gian, thường trực trong cả tiềm thức lẫn vô thức, da diết, cồn cào, lan tỏa, thấm sâu.

=> Nhận thức về tình yêu bằng sự trải nghiệm, bộc bạch chân thành.

- Khổ 6,7:

+ Phương bắc >< phương nam => đối lập, không gian xa cách (những thử thách, biến động của cuộc đời)

+ Em một phương (không gian có 4 phương, tình yêu chỉ có một phương) + Cách nói ngược hướng (xuôi Bắc ngược Nam) -> nhấn mạnh phương duy nhất – phương Anh => Yêu là thủy chung.

+Quy luật của Sóng -> hướng vào bờ - hành trình tự nhiên.

+ Hành trình của Sóng - ẩn dụ cho tình yêu của Em: Sự thủy chung sẽ đưa tình yêu cập bến bờ hạnh phúc. Tình yêu vượt qua thử thách, bão tố -> tình yêu đích thực.

=> Sóng và em song hành, phân tách để chiếu rõ nhau: Yêu là thủy chung, là vượt qua thử thách, bão giông để cập bến bờ hạnh phúc

=> Quan niệm tình yêu vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa hiện đại, táo bạo, mạnh mẽ.

43

Hai khổ cuối:

-> So sánh “như” : biển rộng >< mây vẫn bay qua + Các cặp quan hệ từ: tuy – vẫn, dẫu – vẫn

=> đời người là hữu hạn, hạnh phúc là mong manh, thể hiện những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời của nhà thơ -> ẩn chứa lời nhắn nhủ: hãy sống có ý nghĩa, yêu hết mình, đừng để phải hối tiếc.

- Cách nói giả định: “Làm sao được…” + con số ước lệ: “trăm”, “ngàn” + hình ảnh Â.D “sóng”, “biển lớn t/y”

=> khát vọng sống hết mình trong t/y: muốn hóa thân thành sóng để bất tử hóa t/y, để hóa thân vĩnh viễn thành t/y muôn thuở -> một k.vọng đẹp, một trái tim chân thành nhưng mãnh liệt với t/y.

- Khổ 8 (khổ duy nhất không có Sóng); Nhịp thơ chậm, giọng thơ trùng xuống, lắng đọng, suy tư, triết lí; Thủ pháp đối lập, tương phản

 Thời gian chảy trôi, đời người ngắn ngủi, tình yêu đẹp nhưng không còn mãi.

- Khổ 9: Khao khát tình yêu vĩnh hằng. Hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu nhân loại -> Tình yêu mang tính nhân văn sâu sắc.

d) Nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người PN khi yêu.

- Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng;

- Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng;

- Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính.

- X/d hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng.

- Nghệ thuật nhân hóa, đối lập,…

e) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắc son chung thủy, vượt lên trên mọi giới hạn của đời người.

* Gợi ý, hướng dẫn làm bài: ** Đề 1:

A. MỞ BÀI:

- Xuân Quỳnh được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt, táo bạo, vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng, hồn nhiên giàu trực cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư, mãnh liệt khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị…

44

là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trước cuộc đời được sống, được yêu đúng nghĩa, chân thành, tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy. Những vẻ đẹp trên của tâm hồn người con gái đang yêu được thể hiện rõ nét ngay từ hai khổ đầu (trích dẫn đoạn thơ).

* THÂN BÀI:

Khái quát chung trước khi cảm nhận cụ thể đoạn thơ:

- Thật vậy, tiếng lòng của nhân vật trữ tình trong “Sóng” cũng là tiếng lòng của biết bao người con gái luôn da diết trong tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là một trong những vần thơ xuất sắc nhất viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

- Bài thơ có hai hình tượng “sóng” và “em”. Hai hình tượng này lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh. Vì thế có thể nói rằng hai hình tượng này tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nhìn chung bài thơ được tổ chức theo lối kết cấu vừa song hành vừa trùng phức. Song hành để thấu tỏ, trùng phức để khẳng định những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

- Đoạn thơ gồm 8 dòng thơ cũng chính là hai khổ đầu của bài thơ “Sóng”. Bao trùm đoạn thơ là những nét tương đồng của “sóng” và “em”: cung bậc, trạng thái phong phú, đầy bí ẩn; có khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, tầm thường…

* Cảm nhận chi tiết đoạn thơ - Khổ 1:

+ Hai câu thơ đầu của khổ 1 diễn tả trạng thái, cung bậc phong phú, phức tạp, đầy bí ẩn của “sóng” và tâm trạng người con gái đang yêu:

-> Bằng hình thức đối lập và cách ngắt nhịp 2/1/2 đều đặn tả nhịp điệu con sóng khi trào lên lúc lắng xuống nhịp nhàng. Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những đặc tính đối cực của những con sóng ngoài biển khơi. Sóng “dữ dội”, “ồn ào” là khi biển động phong ba, bão tố; còn khi trời yên bể lặng thì sóng lại “dịu êm”, lặng lẽ”, dịu dàng, êm ả. Những đối cực này lúc rõ ràng khi khó đoán, thất thường và đầy bí ẩn.

-> Nghệ thuật ẩn dụ: Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu. Mượn hình tượng “sóng”, người phụ nữ đang yêu đang tự nhận thức về những biến động trong lòng mình, đang chân thành bộc bạch mà không hề giấu giếm những trạng thái tâm lí, tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp của một tâm hồn đang khao khát yêu đương: lúc giận dữ, hờn ghen, khi dịu hiền, sâu lắng. Những trạng thái này đối lập, phức tạp, thất thường đấy nhưng lại thống nhất vì đều được “chảy” ra từ trái tim yêu chân thành, mãnh liệt

-> Những cung bậc tình cảm đó của người con gái đã được Puskin – nhà thơ Nga thế kỉ XIX đề cập đến trong bài thơ “Sao mà anh ngốc thế”:

“Em bảo anh đi đi Sao anh không đứng lại Em bảo anh đừng đợi

45

Sao anh vội về ngay? Lời nói gió thoảng bay Đôi mắt huyền đẫm lệ Sao mà anh ngốc thế Chẳng nhìn vào mắt em!”

Bản chất người con gái khi yêu là vậy, luôn mâu thuẫn, nghịch lí, đầy bí ẩn.

-> Thêm nữa, cách sắp xếp từ ngữ rất tinh tế của Xuân Quỳnh (không phải là “Dữ dội và ồn ào- Dịu êm và lặng lẽ”; cũng không phải là “Dịu êm và dữ dội- Lặng lẽ và ồn ào”) cũng đã góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính, lắng sâu của người phụ nữ trong tình yêu => vẻ đẹp muôn đời của người phụ nữ trong tình yêu.

+ Hai câu sau của khổ 1: Sang hai câu sau, “sóng” và “em” lại có một hành trình vượt thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường:

“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

-> “Sông” và “bể” đều là không gian tồn tại của sóng nước. Nhưng sông nhỏ hẹp, biển thì rộng bao la. Những con sóng phức tạp, đối nghịch, đầy bí ẩn ở trên không chấp nhận sự chật hẹp, tầm thường và thiếu sự đồng cảm (Sông không hiểu nổi mình) đã chủ động tìm đến biển rộng bao la, đến với môi trường đích thực của nó. Nghệ thuật nhân hóa đã làm cho sóng trở thành một sinh thể có hồn, có tính cách, bãn lĩnh.

-> Ở đây, “sóng” tiếp tục là ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp. Trái tim ấy luôn hướng đến cái cao cả, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để tìm đến một tình yêu đích thực, để tâm hồn được đồng điệu, được thấu hiểu, sẻ chia…

-> Hai câu thơ, thể hiện quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu: Người phụ nữ dám yêu, dám chủ động, tự tin và minh bạch quyết liệt đi tìm tình yêu đích thực của đời mình (không cam chịu, nhẫn nhục và phụ thuộc như người phụ nữ xưa => cần có điểm nhấn ở đây).

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 42 - 45)