Chiều sâu tư tưởng của Kim Lân: Thương xót vô hạn những kiếp người bất hạnh mong manh như ngọn nến tàn trước gió trong nạn đói khủng khiếp 1945 Phát

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 60 - 62)

hạnh mong manh như ngọn nến tàn trước gió trong nạn đói khủng khiếp 1945. Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến sự sống. Thấy được hình ảnh người mẹ VN: nghèo nhưng nhân hậu, vị tha, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh.

**Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hành động và tâm trạng của nhân vật người “vợ nhặt” (thị) trên đường theo Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”- Kim Lân

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục 2019)

**Mở bài: Giới thiệu khái quát trước khi phân tích, chứng minh,…

- Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”. Viết truyện này, Kim Lân không chỉ dừng lại ở phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn tiến lên một bước nữa nhằm khắc họa nét đẹp tâm hồn người lao động, đặc biệt là người phụ nữ.

- Ngay cái tên truyện cũng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Gắn với nhan đề, nhân vật người “vợ nhặt” được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. Chính thế nên vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật trong tinh thế bi đát càng chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần hoàn thiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

** Thân bài:

61

có tên. Nhà văn gọi chị là “người đàn bà”, là “thị”, “cô ả”. Hoàn cảnh của thị gắn với con số không tròn trĩnh: đã không tên rồi, lại còn không quê quán, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không nhan sắc, không lòng tự trọng…

- Ngoại hình: Cuộc sống đói khát cùng cực càng tô đậm sự xấu xí, thô thiển của thị: “Áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người “gầy sọp”, ngực lép nhô ra, “trên cái khuôn mặt “Áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người “gầy sọp”, ngực lép nhô ra, “trên cái khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt…

- Tóm lược ngắn gọn hành động của thị trong hai lần gặp Tràng: để thấy rõ tâm lí của thị là vứt bỏ tự trọng, danh dự để được sống, để có nơi nương dựa, sống cuộc sống đúng nghĩa của con người. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống, khao khát hạnh phúc của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý. - Diễn biến tâm lí của thị trên đường theo Tràng về nhà: có sự chuyển biến trong cử chỉ, hành động: Thị “rón rén, e thẹn, đầu cúi xuống, chân bước díu vào nhau” khi đi qua xóm ngụ cư, trên đường về nhà Tràng. Ở đây, ta chỉ thấy một cô gái hiền hậu, biết ý tứ và ngượng ngùng một chứ không còn cái “cong cớn” vô duyên như lúc mới gặp. Bên trong: Dáng vẻ ấy cũng cho thấy chị ta vừa xấu hổ, tủi nhục lại vừa lo lắng, phấp phỏng, xấu hổ. Tủi nhục vì dẫu có lâm vào bước đường cùng thì chị ta cũng không sao tránh khỏi tiếng xấu là “đàn bà theo giai” trong xã hội cũ đầy rẫy những định kiến nặng nề lúc đó. Còn lo lắng, phấp phỏng vì không biết liệu cái anh chàng mà chị đánh liều theo về làm vợ này có giúp chị thoát khỏi chết đói và những người trong gia đình anh ta có thông cảm mà chấp nhận chị hay không? Chuyện làm “vợ” đến với chị quá bất ngờ khiến lòng chị không yên. Bên cạnh dáng điệu phởn phở khác thường của Tràng, vẻ e thẹn, ngượng ngập, tủi hổ trong cái dáng đi lầm lũi, chiếc nón rách che nghiêng của thị lại càng nổi bật.

- Khi về tới nhà Tràng: Thấy cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, trong nhà, niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất, thì chị ta không khỏi chán ngán, thất vọng: Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Hóa ra gia cảnh của anh chàng mới ban trưa còn vỗ vỗ vào túi khoe rích bố cu là thế này đây! Chị còn biết làm sao được nữa? Việc đã rồi! Thất vọng, buồn tủi, chua xót quá nên mặc cho Tràng lăng xăng, đon đả, chị ta nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng mời ngồi, chị ta chỉ ngồi mớm xuống mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Hành động, cử chỉ này ẩn chứa rất nhiều sự tủi hổ, lo lắng “trăm mối tơ vò” cho quyết định của bản thân mình… Nghệ thuật miêu tả kĩ càng, tỉ mẩn của Kim Lân ở chi tiết tưởng như rất bình thường này khiến người đọc phải chú ý.

- Đánh giá: Có thể nói, thị không chỉ ham sống mà còn khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc. Đến với Tràng tuy vội vã nhưng là một quyết định đúng đắn. Thị đã thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống tối tăm của gia đình Tràng. Dẫu sống trong hoàn cảnh khốn cùng nhưng thị vẫn ngời lên nét đẹp tâm hồn đáng quý, khao khát được sống và được hạnh phúc, luôn hướng về tương lai với niềm tin vào cuộc sống. Nghệ thuật: Nhân vật người vợ nhặt đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Kim Lân. Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo cùng với cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị chắt lọc và giàu sức gợi; người “vợ nhặt” được khắc học sinh động, ấn tượng, thể hiện tâm

62

lí và vẻ đẹp tinh tế.

* Kết bài:

Nhân vật thị nói riêng, truyện ngắn “Vợ nhặt” nói chung là một minh chứng tiêu biểu có ý nghĩa tố cáo, lên án tội ác tày trời của Nhật – Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than, không được sống đúng nghĩa là một con người. Đặc biệt qua đây, nhà văn Kim Lân đã khẳng định: ngay trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết, con người vẫn hướng về sự sống., tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Đó cũng là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm Vợ nhặt nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.

Từ việc phân tích tình huống truyện, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.

Đề 4: Nhà văn Kim Lân đã nói về truyện ngắn Vợ nhặt: Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống. Hãy chứng minh điều lạc quan đó qua các nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt của ông.

Đề 5: Từ sau sự kiện “nhặt vợ” của Tràng (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), người đọc như được tiếp xúc với một anh cu Tràng và một người vợ nhặt hoàn toàn khác trước. Cảm nhận của anh (chị) về sự thay đổi ấy của hai nhân vật, từ đó, đánh giá về tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.

Trình bày cảm nhận về sự thay đổi của nhân vật Tràng và nhân vật vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân).

c) Bài 3: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)