Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lự cở gia đình hàng chài.

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 65 - 67)

về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của người đàn bà nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và lòng vi tha.

Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: nhìn kĩ, người nghệ sĩ thấy “cái màu hồng hồng của ánh nắng sương mai”- Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” – Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.

+ Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

+ Ý nghĩa văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng báo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.

* Gợi ý, hướng dẫn làm bài:

** Đề 1:

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

* Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc

thuyền ngoài xa, vấn đề cần nghị luận (đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa

và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài). NMC là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tác phẩm của ông được viết với ngòi bút sử thi, trữ tình lãng mạn và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật tạo tình huống đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

* Thân bài:

- Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. hàng chài.

+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa:

 Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

Vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên : Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào

bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên

66

cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.

 Cảm nhận của người nghệ sĩ:

Cảm thấy rung động: tôi trở nên bối rối trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào

Cảm thấy thán phục, trầm trồ trước vẻ đẹp, tâm hồn được thanh lọc, gột rửa. Cảm thấy hạnh phúc: khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.

Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

+ Cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài:

Điểm nhìn: gần và rõ nét, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng.

Hình ảnh: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ xuất hiện một cảnh tượng vừa phi thẩm mĩ : một người đàn bà xấu xí: thô kệch, rỗ mặt, mệt mỏi và cam chịu;

tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng và đi sau người đàn bà là một lão đàn ông cao lớn, thô kệch, dữ dằn: tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ . Vừa phi nhân tính: người đàn ông đánh vợ một cách thô bạo: dùng dây thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn: chúng mày chết hết đi cho ông nhờ, người đàn bà đứng im, cam chịu: không chống trả, không tìm cách chạy chốn, đứa con thương mẹ mà đánh lại cha: dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của lão đàn ông.

Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: ngạc nhiên, bất ngờ không tin vào mắt của mình: đứng há mồm ra mà nhìn.

Cảnh tượng này hiện thân của cái xấu, của cái ác, là hiện thực trần trụi, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình.

- Ý nghĩa của sự đối lập:

+ Hai phát hiện là sự đối lập: giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống.

+ Ý nghĩa:

++ Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện - ác, nên không thể nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

++Người nghệ sĩ không chỉ cần có tâm hồn nhạy cảm, say mê với cái đẹp mà cũng cần lắm tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận của con người và cuộc đời.

- Nghệ thuật:

+ Tạo" tình huống nhận thức "cắt nghĩa giây phút "giác ngộ" chân lí của nhân vật. + Chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp (nghệ sĩ Phùng, nhân vật trong tác phẩm) làm cho câu chuyện trở nên gần gũi thân thuộc

67

+ Giọng điệu trần thuật biến đổi linh hoạt theo diễn tiến tình tiết giàu kịch tính. + Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.

*Kết bài: khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình huống đối lập trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đối với văn học nghệ thuật và cuộc đời.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

5. Nội dung kiến thức trọng tâm về tác phẩm thuộc thể loại kịch: * Bài:Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ * Bài:Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

Một phần của tài liệu thật giản dị mà độc đáo: đất nước được tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, đất nước là. (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)