Thiết lập kỷ luật lao động và văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin M3 (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Thiết lập kỷ luật lao động và văn hóa doanh nghiệp

Trong lao động sản xuất công nghiệp, duy trì kỷ luật, tính chuyên nghiệp được xem là yếu tố sống còn, không chỉ góp phần bảo đảm an toàn cho người lao động mà còn giúp tăng năng suất, hiệu quả của doanh nghiệp. Tại những quốc gia phát triển, người lao động có tính kỷ luật cao chính là chìa khóa của thành công. Trên thực tế, tại các nhà máy, xí nghiệp, công trường, phần lớn công nhân xuất phát từ nông thôn, quen nếp làm việc tự do, thường xuyên vi phạm kỷ luật. Nguồn lực con người được sử dụng kém hiệu quả, sẽ là rào cản ngày càng khó vượt qua trong cuộc đua tranh thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Xây dựng tác phong lao động công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính người lao động, lớn hơn là với cả cộng đồng. Đặc biệt ở những công trình, dự án trọng điểm, trong những ngành, lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, đến cuộc sống của rất nhiều người như: điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, thủy điện, hàng không... kỷ luật lao động ở bất kỳ khâu nào cũng phải được đặt lên hàng đầu,

bởi sơ sểnh đồng nghĩa với khả năng thảm họa. Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế quốc tế, cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ trở nên gay gắt và sự tham gia của lao động nước ngoài trên thị trường lao động trong nước là tất yếu. Khi đó, tính chuyên nghiệp, tác phong lao động công nghiệp ngày càng được đề cao và trở thành yêu cầu bắt buộc với mỗi người lao động.

Cùng với việc thực hiện tốt kỷ luật lao động thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những hoạt động nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp nói chung, đội ngũ CNKT nói riêng.

Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệpphù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin M3 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)