Nhóm tiêu chí thể hiện chất lượng chuyên môn của đội ngũ công nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin M3 (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhóm tiêu chí thể hiện chất lượng chuyên môn của đội ngũ công nhân

Trí lực gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc.... Đây là yếu tố có tính quyết định căn bản đến năng lực làm việc, khả năng đáp ứng công việc và là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đội ngũ CNKT.

- Trình độ học vấn là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu

những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, sự hiểu biết về chính trị- xã hội. Trình độ học vấn được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân [9, tr21].

Như vậy, trình độ học vấn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trí lực người lao động. Trình độ học vấn là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp. Theo đó, tổ chức nào tỷ lệ lao động tốt nghiệp Đại học, trên Đại học và Cao đẳng càng lớn thì tổ chức đó có trình độ trí lực càng cao [38].

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá trí lực người lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh sự am hiểu, trình độ và khả năng thực hành của người lao động trong một số lĩnh vực: quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Nó thể hiện ở trình độ được đào tạo tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát triển, nâng cao kiến thức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có được, thông qua đào tạo. Cho nên bất kỳ tổ chức, tổ chứcnào cũng phải coi trọng công tác đào tạo. Và ngược lại,

đào tạo phải đáp ứng cho được yêu cầu này.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến.

- Tính chuyên nghiệp: Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại,

tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một tổ chứchay thăng tiến của các cá nhân. Chính vì vậy tính chuyên nghiệp trong công việc ngày càng được đề cao và là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với người lao động. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp trong công việc, nhưng tựu trung lại đều thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng định bằng hiệu quả”. Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâm vào ngành nghề của mình. Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể gọi là chuyên nghiệp. Khi chuyên tâm và dốc toàn lực vào đó thì thường họ sẽ có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cao. Chuyên nghiệp là biết cách điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt nhất. Hay chuyên nghiệp thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm vững về kiến thức chuyên môn. Phong cách không chỉ có trong những công việc có qui mô lớn mà phải thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh và sự hoàn chỉnh chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ, nhất quán.

- Kinh nghiệm làm việc: Thể hiện sự trải nghiệm trong công việc qua

thời gian làm việc, có thể gọi là thâm niên công tác. Kinh nghiệm làm việc giúp người lao động có thể giải quyết công việc thuần thục và nhanh hơn những người khác. Kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử

lý trong công việc tạo thành mức độ lành nghề của người công nhân kỹ thuật [2].

- Kỹ năng phụ trợ: Là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng

sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, ngoại ngữ…là những năng lực không phải người lao động nào cũng nắm bắt.

Về định lượng, công thức để đánh giá về trí lực được tính toán như sau: [2]

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin M3 (Trang 34 - 36)