Đầu những năm 1988-1990 của thế ký 20, hàng loạt hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc, làm lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, khi mô hình Qũy tín dụng Nhân dân được triển khai thí điểm theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng ban hành Quyết định số 101-TCQĐ/BH ngày 01/02/1994 về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của Qũy tín dụng Nhân dân đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn. Theo quyết định 101/TCQĐ/BH, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (tại thời điểm đó là Bảo Việt) đã triển khai nghiệp vụ BHTG. Tiếp sau đó, tuy không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nhưng đây là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng nước ta, cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề BHTG. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng thành lập mô hình BHTG trên thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽở nước ta thời kì đó, việc thành lập tổ chức BHTG là vô cùng cần thiết.
Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/07/2000 theo khung pháp lý là Nghịđịnh 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định 109/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89), Quyết định 75/2000/QĐ- TTg phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam. Theo các văn bản pháp lý này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam thực hiện chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sựổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Trong giai đoạn này, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm có Trụ sở chính và 06 Chi nhánh khu vực. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùng các Phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ. Các Chi nhánh cũng hình thành các phòng chức năng về bảo hiểm tiền gửi.
Năm 2003, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã ký kết Biên bản hợp tác với các tổ chức BHTG Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào…tạo cơ hội học hỏi, chia sẻ những thành công riêng của từng nước để vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đáng chú ý trong năm 2007, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị thường niên lần thứ 5 của Ủy ban khu vực Châu Á thuộc Hiệp Hội BHTG quốc tế, qua đó khẳng định vị thế của mình.
Ngày 01/4/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 527/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013. Tại Quyết định này mô hình tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định rõ: “là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ”. Việc xác định rõ mô hình hoạt động đã tạo ra một địa vị pháp lý rõ rang tạo điều kiện cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Ngày 24/3/2016 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký Quyết định số 405/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3090/QĐ-
NHNN ngày 31/3/2013 về cơ cấu, tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tại Quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chấp thuận cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mở thêm 02 chi nhánh và 02 phòng mới đưa tổng số chi nhánh lên 08 chi nhánh trên toàn quốc và 18 phòng ban tại Trụ sở chính.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Tại Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định:
Chức năng
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sựổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
4. Chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay
thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
3. Cấp, cấp lại và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi. 4. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ hay đột xuất.
5. Cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước và tiếp cận, trao đổi thông tin của Ngân hàng Nhà nước.
6. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.
8. Chi trả và ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật có liên quan.
9. Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
10. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát triển và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
11. Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
12. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủđể trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các
nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.
13. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
15. Thực hiện các cam kết đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các cam kết khác thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
16. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
17. Thực hiện nghĩa vụđối với người lao động theo quy định của pháp luật; tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng theo quy định của pháp luật.
18. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích vốn điều lệ; nguồn vốn được bổ sung; đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
19. Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định pháp luật.
20. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
21. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Cơ cấu tổ chức
Cho đến nay, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm Trụ sở chính và 08 Chi nhánh. Trụ sở chính bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kiểm soát viên và 18 phòng, ban. Cơ cấu của các Chi nhánh tương đồng nhau, bao gồm Ban giám đốc và 05 phòng.
*Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, chi nhánh BHTGVN
Phòng Giám sát: Cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; thu thập thông tin, báo cáo; giám sát các tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.
Phòng Kiểm tra: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG.
Phòng Quản lý thu phí và chi trả BHTG: Quản lý thu phí BHTG; chi trả BHTG; tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tham gia BHTG; tham gia quản lý tài sản, thanh lý tài sản, thu hồi số tiền phải trả của tổ chức tham gia BHTG.
Phòng Tham gia Kiểm soát đặc biệt và thu hồi tài sản: Tham mưu, giúp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong hoạt động tham gia và quá trình kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tham gia BHTG; thu hồi số tiền phải trả từ tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.
Hình 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Phòng Nguồn vốn và đầu tư: Quản lý, sử dụng và bảo toàn phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ
ngân hàng nhà nước hoặc vay của các TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.
Phòng thông tin tuyên truyền: Thông tin, tuyên truyền chính sách và pháp luật về BHTG.
Phòng Tổ chức cán bộ: Thực hiện công tác tổ chức, biên chế, định biên lao động; triển khai thực hiện chế độ tiền lương, thi đua khen thưởng, và các chếđộ, chính sách khác đối với viên chức quản lý, người lao động.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp và hợp tác quốc tế: Nghiên cứu, tổng hợp báo cáo, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, xây dựng chiến lược phát triển BHTGVN.
Phòng Pháp chế: Tham mưu, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động của BHTGVN; triển khai nhiệm vụ khác liên quan đến công tác pháp chế; thẩm định các văn bản quản trị điều hành và hướng dấn nhiệm vụ của BHTGVN.
Phòng Đào tạo: Quản lý đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và các chế độ, chính sách có liên quan đối với người quản lý, người lao động nhằm phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của BHTGVN; cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo và tập huấn đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và của BHTGVN.
Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý, kiểm tra và thực hiện chế độ kế toán; quản lý tài chính, tài sản của BHTGVN.
Phòng Công nghệ tin học: Tham mưu trong lĩnh vực công nghệ tin học, triển khai và ứng dụng công nghệ tin học của BHTGVN.
Phòng Kiểm soát nội bộ: Thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ việc tuân thủ quy định của pháp luật về các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội
bộ của các đơn vị trong hệ thống BHTGVN. Đảm bảo các đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Ban Kiểm toán nội bộ: Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, ngăn ngừa rủi ro, phát sinh và xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động của BHTGVN.
Văn phòng: Thực hiện chức năng hậu cần, xây dựng chương trình kế hoạch của Ban lãnh đạo về công tác, triển khai thực hiện các kế hoạch công tác, thực hiện công tác lễ tân, tổ chức hội nghị, công tác, tư vấn cho lãnh đạo về công tác soạn thảo văn bản.
Ban Thư ký Hội đồng quản trị: Tham mưu, thư ký cho Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị theo quy định.
Ban Triển khai dự án Hệ thống thông tin quản lý và Hiện đại hóa ngân hàng, nhóm hợp phần BHTGVN: Tổ chức, quản lý, điều hành triển khai thực hiện dự án FSMIMS, nhóm hợp phần Bảo hiểm tiền gửi theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng và nguồn lực đã được Ban lãnh đạo BHTGVN phê duyệt; Thực hiện công tác điều phối và liên lạc với Ban quản lý dự án, nhóm cán bộ Ngân hàng Thế giới, các tư vấn quốc tế, các nhà thầu cùng các bên liên quan; tiến hành mua sắm và thực hiện các cấu phần thiết kế và triển khai hệ thống của BHTGVN đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới.
Văn phòng Đảng – Đoàn thể: Xây dựng kế hoạch phổ biển, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Đoàn các cấp đến cán bộ, đảng viên, người lao động của BHTGVN.
Chi nhánh BHTGVN tại các khu vực/ thành phố: Quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các nghiệp vụ hoạt động về BHTG tại các khu vực.
2.1.4. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.1.4.1. Cấp và thu hồi chứng nhận BHTG
Tính đến ngày 31/12/2018, có 1.282 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm 94 Ngân hàng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 01 Ngân hàng hợp tác; 1.183 QTDND và 04 tổ chức tài chính vi mô.
Công tác cấp mới, cấp lại Chứng nhận tham gia Bảo hiểm tiền gửi và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG đã được BHTGVN thực hiện kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu của các TCTD, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của BHTGVN và nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống Ngân