Kinh nghiệm của các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giớ i

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 36 - 39)

1.5.1.1. Kinh nghiệm đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên Bang Mỹ (FDIC)

FDIC là cơ quan độc lập được hình thành bởi Quốc hội để duy trì sự ổn định và niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính quốc gia. Các chương trình quản lý nguồn nhân lực của FDIC được thiết kế nhằm thu hút, đào tạo và phát triển, khen thưởng và duy trì đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, đa dạng và hiệu quả. FDIC luôn coi trọng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,

cam kết đào tạo và phát triển nhân viên suốt cuộc đời lao động của họ; Định hướng hoàn thiện năng lực chuyên môn và năng lực quản lý hiện tại và tương lai cho nguồn nhân lực; Có chính sách ưu tiên đào tạo nội dung đào tạo cho từng thời kì; Kết hợp giữa hình thức đào tạo nội bộ và khuyến khích nhân viên tham gia đào tạo ở bên ngoài.

1.5.1.2. Kinh nghiệm đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC)

Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bảo hiểm tiền gửi, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Ngoài Phòng quản trị nhân lực thông thường, KDIC còn thành lập riêng văn phòng phát triển nguồn nhân lực có nhiệm vụ hoạch định và phát triển nguồn nhân lực cho Tổng công ty. Phát triển nguồn nhân lực của KDIC gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Từ cuối 2005 KDIC bắt đầu triển khai hệ thống quản lý hiệu suất công việc thông qua Thểđiểm cân bằng (Balanced Score Card –BSC). Đến năm 2007, BSC được áp dụng cho tất cả các nhóm làm việc. Sau đó, KDIC phát triển hệ thống công nghệ thông tin từ năm 2009, thực hiện lại các chỉ số và phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Năm 2010, để hoạt động thành công hệ thống lương hàng năm, KDIC sử dụng hệ thống đánh giá cá nhân theo mục tiêu theo thỏa thuận giữa người lao động và quản lý. Theo MBO, mỗi nhân viên tham vấn với người quản lý của mình, đặt ra các mục tiêu giúp tối đa hóa hiệu suất, thường xuyên xem xét hợp lý và công bằng.

Năm 2015, KDIC triển khai chương trình “Hi- KDIC” tăng cường tính mềm dẻo trong quản trị nguồn nhân lực và năng suất kinh doanh bằng cách tinh giản quy trình giữa các phòng ban và sử dụng các lực lượng tạm thời, chưa có chuyên môn nghiệp vụ.

Đến năm 2016, KDIC đã thay đổi chương trình văn hóa tổ chức sang ‘Young KDIC” để thúc đẩy tính năng động trong tổ chức thông qua các hoạt động

tăng cường giao tiếp, thúc đẩy sự nhiệt tình và chiến dịch thực hiện các giá trị cốt lõi.

Áp dụng nhiều công cụ quản lý nhân lực: BSC, KPI, MBO. Phát triển nguồn nhân lực gắn bó với xây dựng văn hóa tổ chức. Thành lập Học viện toàn cầu KDIC nhằm đào tạo cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên toàn cầu; Mục đích chính của học viên KDIC là nâng cao nhân thức và hiểu biết về BHTG, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về BHTG, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức BHTG trên toàn cầu.

1.5.1.3. Kinh nghiệm đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực của Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Indonesia (IDIC)

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng đối với sự bền vững của một tổ chức. Đối với IDIC, phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hỗ trợ trong quản trị tốt. Triết lý cơ bản của quản lý nguồn nhân lực của IDIC bao gồm:

1. Đưa ra cam kết về việc phân bổ nguồn lực đối với sự phát triển cán bộ. 2. Tạo ra một nền văn hóa làm việc tổng hợp và không có xung đột. 3. Phát triển một môi trường làm việc hỗ trợ sự thúc đẩy và năng suất. 4. Hệ thống khen thưởng dựa trên kết quả hoạt động cạnh tranh đối với ngành ngân hàng và những người giám sát cũng như các giải thưởng dành cho nhân viên dựa trên năng lực và thành tựu hoạt động.

Trong nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, IDIC tạo ra cơ hội cho tất cả các nhân viên và người quản lý để tham gia giáo dục và đào tạo, được tổ chức bới IDIC hoặc đơn vị bên ngoài. Nói chung, sự phát triển năng lực của nhân viên bao gồm đào tạo theo loại năng lực: năng lực của tổ chức, năng lực quản lý và năng lực thuộc từng lĩnh vực công việc.

Đối với IDIC, phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hỗ trợ trong việc quản trị tốt. IDIC xác định xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tổng thể, tạo cơ hội cho tất cả nhân viên và người quản lý tham gia đào tạo và

phát triển. Phát triển toàn diện năng lực nhân viên: năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn từng lĩnh vực công việc, năng lực quản lý. Kết hợp giữa đào tạo trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo thông qua hội thảo trao đổi kiến thức chuyên môn, chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 36 - 39)