Ảnh hưởng do đặc thù lĩnh vực hoạt động
Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát là một trong năm dịch vụ công ích mà Tổng công ty Quản lý bay cung cấp cho các chuyến bay đi/ đến các
sân bay của Việt Nam và các chuyến bay quá cảnh qua vùng thông báo bay
của Việt Nam. CNS đóng vai trò quan trọng vì đây chính là những phương tiện để thực hiện liên lạc giữa người lái và kiểm soát viên không lưu. Có thể
nói rằng quản lý không lưu không thể tồn tại nếu không có công nghệ CNS.
Yêu cầu cung cấp dịch vụ CNS liên tục 24/24h là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo vận tải hàng không.
Ảnh hưởng do điều kiện cơ sở vật chất
Hệ thống trang thiết bị máy móc của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay dành cho khối CNS bao gồm:
Cơ sở hạ tầng khu vực làm việc của các đài, trạm CNS
Tại ATCC Hà Nội: Hệ thống xử lý dữ liệu ADS-B, hệ thống giám sát từ xa các thiết bị CNS đặt tại Phòng giám sát và đảm bảo kỹ thuật (do Trung tâm TSC quản lý).
Tại ACC Hồ Chí Minh: Hệ thống giám sát VHF, các thiết bị của hệ
thống VSAT, đầu cuối khai thác ADS-B, card đấu nối VCCS, đặt tại Phòng thiết bị trung tâm (do Công ty Quản lý bay Miền Nam quản lý).
Ø Các đài, trạm khu vực Miền Bắc: - 01 hệ thống dẫn đường DVOR/DME; + Thành phần: Chia làm hai khu vực:
Khu vực thứ nhất gồm nhà trực ca, máy biến áp cao hạ thế, máy phát
điện dự phòng.
Khu vực thứ hai gồm Shelter đặt thiết bị, hệ thống anten, dàn phản xạ, phòng trực bảo vệ, cả hai khu vực đều có tường rào bao quanh, cổng khóa bảo vệ.
- 01 hệ thống máy thu dữ liệu ADS-B;
+ Vị trí lắp đặt: Trong phòng đặt thiết bị và đặt trong nhà trực của đài DVOR/DME Nội Bài. Hệ thống anten: Lắp đặt trên cột anten trong khuôn viên nhà trực.
+ Dữ liệu ADS-B truyền về Phòng trực Trung tâm TSC và hệ thống ATM (do Công ty Quản lý bay Miền Bắc quản lý, khai thác) tại ATCC Hà Nội.
+ Hệ thống ADS-B được điều khiển, giám sát thông qua Hệ thống điều khiển giám sát tại chỗ (LCMS) đặt tại Đài và Hệ thống điều khiển giám sát từ
xa (RCMS) đặt tại Phòng trực Trung tâm TSC-ATCC Hà Nội.
+ Dữ liệu ADS-B và tín hiệu điều khiển/giám sát trạng thái hệ thống truyền về ATCC Hà Nội bằng 2 đường truyền độc lập của VNPT và Viettel do ATTECH quản lý, khai thác.
Ø Trạm thông tin, dẫn đường, giám sát Côn Sơn (Trạm CNS Côn Sơn) bao gồm:
- 01 hệ thống DVOR/DME:
+ Thời gian đưa vào sử dụng: Năm 2009.
+ Vị trí lắp đặt: Nằm trong khu bay Cảng HK Côn Đảo – huyện Côn
Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Thành phần: Gồm Shelter đặt thiết bị, hệ thống anten. Phòng trực kỹ
thuật và sinh hoạt trong khuôn viên TWR CHK Côn Sơn. - 01 hệ thống VHF A/G:
+ Thời gian đưa vào sử dụng: Năm 2013.
+ Vị trí lắp đặt: Tại khu vực núi Thánh Giá, trong khu vực do quân đội quản lý, thuộc địa phận huyện Côn Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Thành phần: Trạm gồm 2 trạm thu, phát độc lập, nằm cách nhau khoảng 200m.
§ Trạm thu gồm các máy thu VHF được đặt trong Shelter thiết bị; phòng đặt máy phát điện; phòng trực kỹ thuật và sinh hoạt. Hệ thống anten
được lắp trên cột anten do ATTECH sản xuất.
§ Trạm phát gồm các máy phát VHF, toàn bộ hệ thống thiết bị ADS-B và VSAT được đặt trong Shelter thiết bị. Hệ thống anten được lắp trên cột anten của VNPT.
- 01 hệ thống máy thu dữ liệu giám sát ADS-B:
+ Cấu hình thiết bị: 03 máy thu ADS-B, 02 thiết bị Site Monitor; + Thời gian đưa vào sử dụng: Năm 2013.
- Dữ liệu ADS-B, tín hiệu điều khiển VHF và giám sát hệ thống được truyền sang Singapore qua 2 đường truyền VSAT độc lập (Vinasat-1 và Singtel-2).
- Dữ liệu ADS-B, tín hiệu điều khiển giám sát ADS-B còn được truyền tới ATCC Hà Nội qua hai đường truyền độc lập của hai nhà cung cấp dịch vụ
VNPT và Viettel do ATTECH quản lý và khai thác.
Ø Trạm thông tin, giám sát Trường Sa (Trạm CNS Trường Sa) bao gồm 01 hệ thống VHF A/G và 01 hệ thống ADS-B được lắp đặt tại mỗi đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây:
- Hệ thống máy thu dữ liệu giám sát ADS-B: + Cấu hình thiết bị: Tier 1;
+ Thời gian đưa vào sử dụng:Năm 2013.
- Hệ thống VHF A/G, thời gian đưa vào sử dụng năm 2015.
- Vị trí lắp đặt: Các thiết bị thu/phát, hệ thống điều khiển, giám sát tại chỗ (ADS-B/VHF/VSAT) được lắp đặt trong phòng thiết bị.
- Dữ liệu ADS-B, tín hiệu điều khiển VHF, giám sát được truyền về
AACC HCM qua hai đường truyền VSAT độc lập.
Các trang thiết bị máy móc này đòi hỏi liên tục vận hành 24/24h. Vì vậy, thời gian làm việc của người lao động khối CNS bắt buộc phải bố trí để đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24h. Tất cả các đài, trạm trên toàn quốc đều phải bố trí 3 ca trực/ngày, mỗi ca 8h hoặc bố trí 2 ca/ngày, mỗi ca 12h để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và yêu cầu cung cấp dịch vụ.
Ảnh hưởng do điều kiện sức khỏe người lao động
Nhân viên khối CNS là lao động làm việc theo chế độ ca, thường xuyên phải làm ca đêm. Tổng thời gian làm việc qúa 40 tiếng/ tuần. Do đài, trạm ở xa khu vực dân cư nên người lao động phải di chuyển tương đối xa, đi trên những con đường vắng vẻ. Khi di chuyển vào ban đêm, người lao động thấy lo lắng, bất an. Đặc biệt trong những ngày mưa gió rét, lúc tối trời. Đa phần người lao động bị căng thẳng.
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người lao động được khảo sát đều lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn, điều này khiến các nhà quản lý luôn thấy sự
tổ chức thời giờ nghỉ ngơi cần được thay đổi.
Bảng 11: Kết quả khảo sát về tâm lý của người lao động
STT Trả lời Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
1 Phải di chuyển quá nhiều 150 84,3
2 Lo lắng về sức khoẻ 140 78,6
3 Lo lắng về sự an toàn khi di chuyển 155 87,1 4 Không thuận tiện để bố trí việc gia đình 158 88,8
(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 2)
Có đến 84% người lao động than phiền về việc phải di chuyển thường xuyên để làm việc. Vì vậy, việc lo lắng về sự an toàn khi di chuyển là tâm lý thường trực của người lao động. Kết quả khảo sát cũng nêu ra có đến 87%
ngườ lao động bị nỗi lo lắng này chi phối. Việc di chuyển thường xuyên cũng
đồn nghĩa với khó khăn khi bố trí công việc gia đình cho phù hơp.
Tại các Hội nghị người lao động hàng năm, người lao động luôn đưa ra ý kiến đề nghị về việc thay đổi việc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi do lo lắng việc phải di chuyển cho thay ca.