doanh nghiệp
1.5.1 Kinh nghiệm tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong doanh nghiệp vận tải đường sắt
Trong nền kinh tế quốc dân, ngành vận tải đường sắt được xem là một hương tiện chủ yếu và là trụ cột của ngành giao thông vận tải. Điều kiện sản xuất và quá trình sản xuất của ngành vận tải đường sắt bên cạnh những đặc điểm chung như những loại hình vận tải khác còn có các đặc
điểm riêng biệt sau đây:
• Tính liên hoàn, liên tục, thường xuyên trong hoạt động sản xuất của ngành vận tải đường sắt
• Đây là ngành có tính phân tán rộng, hoạt động sản xuất của ngành trải rộng trên nhiều vùng địa lý, rải khắp các địa bàn trên toàn vùng lãnh thổ.
• Gồm nhiều bộ phận có kết cấu hoạt động khớp với nhau, tương tự
như một dây chuyền sản xuất liên thông có quy mô tương đối lớn.
• Tính chuyên dùng của phương tiện vận tải và hạ tầng cơ sở, trên
đường sắt không có bất kỳ một phương tiện vận tải nào khác hoạt động trên
đó, đường sắt là đường độc tôn. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho vận tải đường sắt là hoàn toàn riêng biệt. Hệ thống thông tin tín hiệu và cầu
Để việc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao
động phù hợp với đặc thù ngành và yêu cầu sản xuất kinh doanh, ngành
đường sắt thực hiện tổ chức như sau:
- Thời giờ làm việc của lái tàu, trưởng tàu tối đa 09 giờ trong 01 ngày và 156 giờ/tháng; thời giờ làm việc này tính từ khi lên ban đến khi xuống ban. Nếu làm công việc chuyên dồn hoặc chuyên đẩy cốđịnh ở 01 ga thì áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như đối với các chức danh làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục ngày đêm..., cụ
thể: Thời gian lên ban không quá 06 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số
ban tối đa trong 01 tháng là 26 ban hoặc thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong 01 tháng là 13 ban.
- Đối với các chức danh trưởng tàu; nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng, thời giờ
làm việc tối đa 12 giờ/ngày và không quá 208 giờ/tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 giờ thì áp dụng theo chếđộ làm việc với thời gian lên ban 08 giờ, thời gian nghỉ tại chỗ 08 giờ. Tại các ga đông khách theo quy
định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường công tác đón tiễn khách với nhân viên đang lên ban.
- Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ; trường hợp do yêu cầu của biểu
đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa 01 hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề