Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 81 - 92)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành có liên quan

Kiến nghị Nhà nước cho áp dụng rộng rãi hình thức Bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong hoạt động các của các QTDND vì hầu hết thành viên và khách

hàng tại các QTDND đều trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.

Kiến nghị Bộ Tài Chính nghiên cứu, tham mưuvới Chính phủ và Quốc hội có

chính sách giảm thuế hợp lý đối với các QTDND do đây là loại hình TCTD hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là tương trợ giúp đỡ thành viên đồng thời để tạo điều kiện QTDND có nguồn vốn đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hoạt động.Cụ thể: áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến năm 2015 (nộp dưới 10%) thay vì 20% hiện nay (theo Khoản 4 Điều 13 Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp năm

2008) đồng thời quy định QTDND phải có kế hoạch sử dụng số thuế được giảm vào

đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hoạt động trong năm tiếp theo và giao cho NHNN phối hợp với Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra việc sử dụng số thuế được giảm của QTDND được sử dụng vào đầu tư, nâng cấp cở sở vật chất và trang thiết bị hoạt động.

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa, nông lâm, thủy sản đảm bảo hiệu quả, giảm giá hàng tồn kho, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp và người nông dân tiếp cận có hiệu quả các cơ chế tín dụng, chính sách trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Đề nghị Đảng ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương tiếp tục hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá về mô hình QTDND.

Tóm tắtchương 3

Dựa trên những thực trạng hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã nêu trong chương 2, trong chương này tác giả đã đưa ra một số giải pháp để phát

triển QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam, Ngân hàng HTX và các bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ mang tính khái quát, song đó chính là những nền tảng cơ bản giúp cho các QTDND trên địa bàn hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hệ thống QTDND đã đạt được nhiều kết quả tích cực (cung ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; thúc đẩy lưu thông hàng hóa tại địa phương; nâng cao đời sống người dân; từng bước xóa bỏ nạn chơi huê, hụi, cho vay nặng lãi tại địa bàn nông

thôn…). Tuy nhiên, hệ thống QTDND vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa theo kịp đà phát triển nền kinh tế thị trường như: năng lực tài chính còn thấp và trình độ quản

lý còn yếu kém, sản phẩm cung ứng của Quỹ tín dụng còn đơn điệu,… nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài của tác giả là rất cần thiết xuất phát từ thực tiễn hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Qua đó, tìm được

nguyên nhân và hướng khắc phục để QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hoạt động

có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Với mục tiêu nghiên cứu để đưa ra giải pháp phát

triển QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, luận văn đã đạt được những nội dung sau: Một là, luận văn đã trình bày rõ khái niệm về Hợp tác xã và QTDND, vai trò

của QTDND; đặc điểm tổ chức và hoạt động của QTDND Việt Nam; hệ thống QTDND Việt Nam và những nghiệp vụ chủ yếu của QTDND. Tác giả cũng đã nêu quan điểm của mình về phát triển QTDND và đưa ra mô hình QTDND hoạt động an toàn và hiệu quả, đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTDND cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển QTDND. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu mô hình hoạt động QTD Desjardins ở Canada – một trong những Tập đoàn QTD lớn ở Canada và Ngân hàng Grameen ở Bangladesh – một trong những ngân hàng nổi tiếng về lĩnh vực tài chính vi mô trên thế giới để từ đó rút ra bài hoc cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, luận văn đi sâuphân tích thực trạng hoạt động các QTDND trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòavới những nội dung như:giới thiệu chung về sự hình thành, phát triển

và cơ cấu tổ chức QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các hoạt động kinh doanh chủ yếu các QTDND, phân tích các chỉ tiêu hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa (chỉ tiêu về tài sản nợ, chỉ tiêu về tài sản có và chỉ tiêu về kết quả hoạt

động kinh doanh của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa). Từ đó, đưa ra những mặt đạt được, những tồn tại hạn chế của các QTDND và nguyên nhân những tồn tại, hạn chế đó.

Ba là, từ những tồn tại, hạn chế mà luận văn đã nêu, tác giả đã đưa ra giải pháp để phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và một số kiến nghị cụ thể đối với NHNN và các Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện để các QTDND hoạt động có hiệu quả, an toàn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Đình Cầu (2004), “Vai trò của QTDND Trung ương trong việc hỗ trợ các QTDND cơ sở thực hiện củng cố, chấn chỉnh và phát triển bền vững” -

[2] Chính phủ, Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

[3] Chính phủ, Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001.

[4] Đỗ Mạnh Hùng (2004), “Công tác điều hòa vốn và vai trò của QTDND Trung ương trong việc tăng cường mối liên kết kinh tế trong hệ thống QTDND”, [5] Bùi Chính Hưng (2006) “Những thách thức của hệ thống QTDND trước thềm

cạnh tranh và hội nhập của Việt Nam” – Tạp chí Ngân hàng 3/2006.

[6] Jean Plamondon (2012), Củng cố năng lực thanh tra giám sát trong lĩnh vực tài

chính vi mô và hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng – Dự án tài chính Nông thôn III do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.

[7] Trần Quang Khánh (2012) “Thành lập Ngân hàng Hợp tác xã, thúc đẩy cơ chế lại

hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam” – Tạp chí Ngân hàng 8/2012.

[8] Ngân hàng Nhà nước (2013), Báo cáo tham luận tại hội nghị tổng kết thực hiện

chỉ thị 57/CT-TW của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2000-2013.

[9] Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tổng kết Thực hiện chỉ thị 57-CT/TW ngày

10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ngày 05/7/2013.

[10] Ngân hàng Nhà nước, Công văn 329/CV-TTr1 ngày 04/5/2000 hướng dẫn quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.

[11] Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 ban

hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

[12] Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 14/2007/QĐ-NHNN ngày 09/4/2007 ban hành

[13] Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006 ban hành

quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát

và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân.

[14] Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006 ban hành

quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân.

[15] Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007.

[16] Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005.

[17] Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 ban hành

quy định về Ngân hàng HTX.

[18] Quốc Hội, Luật các TCTD năm 2010, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

[19] Quốc hội, Luật Hợp tác xã, số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

[20] Thủ tướng Chính phủ, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn

2011-2015 ban hành kèm quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012.

[21] Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng (2013) “Tài chính vi mô tại một số nước

trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam”,

[22] 29TUhttp://www.co-opbank.com.vnU29T

[23] http://www.grameenfoundation.org/ [24] http://www.sbv.gov.vn

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

Phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung

1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi

đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều

này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh

nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều

này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả

lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều

này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều

này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá

hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều

này.

2. Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối

với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã

được xử lý, khắc phục;

- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách

hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

b) Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc vàlãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại

thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;

- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là

khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại.

3. Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân

loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ

chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân

loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhấtđó.

b) Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.

c) Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào

các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh

- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh

toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài

PHỤ LỤC 2:

16 cam kết của người vay, 10 tiêu chí đánh giá nghèo đói, 6 nguyên tắc cấp phát tín dụng và 10 nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Grameen

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)