Thực trạng phát triển về chiều sâu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 47 - 64)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.Thực trạng phát triển về chiều sâu

2.2.2.1. Phân tích về tài sản nợ (nguồn vốn)

Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến cuối năm 2013 đạt 83.199 triệu đồng (bình quân nguồn vốn hoạt động mỗi QTDND là 27.733 triệu đồng). Nguồn vốn hoạt động các QTDND tăng ổn định qua các năm với

quy mô năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 đạt 49.216 triệu đồng (bình quân 16.405 triệu đồng/ Quỹ) so với năm 2009 tăng 9.096 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 22,67%, năm 2011 đạt 56.320 triệu đồng (bình quân 18.773 triệu đồng/Quỹ) so với năm 2010 tăng 7.104 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,43%, năm 2012 đạt 67.328 triệu đồng (bình quân 22.443 triệu đồng/Quỹ) so với năm 2011 tăng 11.008 triệu đồng với

tỷ lệ tăng 16,35%, đến cuối năm 2013 tổng nguồn vốn hoạt động của 3 QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 83.199 triệu đồng (bình quân 27.773 triệu đồng/Quỹ) so với năm 2012 tăng 15.871 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,57%. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cụ thểnhư sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của các QTDND

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân/quỹ Tổng nguồn vốn 40.120 49.216 56.320 67.328 83.199 27.733 1. Vốn điều lệ a. Cổ phần xác lập b. Cổ phần thường xuyên 2.126 956 1.170 2.275 1.006 1.269 2.408 1.044 1.364 2.482 1.058 1.424 2.739 1.079 1.660 913 360 553 2. Vốn huy động VND a. Tiền gửi khách hàng b. Tiền gửi tiết kiệm

- Không kỳ hạn - Có kỳ hạn

Tiền gửitừ 12 trở lên

34.814 675 34.139 1.785 32.354 10.246 43.411 699 42.712 2.166 40.546 13.138 48.095 688 47.407 2.252 45.155 4.553 57.684 1.105 56.579 2.089 54.490 20.832 70.120 1.019 69.101 3.440 65.661 44.442 23.373 340 23.034 1.147 21.887 18.814 3. Vay Ngân hàng HTX 400 300 2.200 2.830 3.440 1.147 4. Vốn khác 2.780 3.230 3.617 4.332 5.620 1.873

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa)

Vốn điều lệ là nguồn vốn được hình thành từ việc người dân góp vốn khi gia nhập thành viên QTDND, nguồn vốn này của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến cuối năm 2013 đạt 2.739 triệu đồng (bình quân 913 triệu đồng/Quỹ) chiếm tỷ trọng 2,94% tổng nguồn vốn hoạt động của các Quỹ. Năm 2010 là 2.275 triệu đồng so với năm 2009 tăng 149 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,01%, năm 2011 là 2.408 triệu đồng so với năm 2010 tăng 133 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5,85%, năm 2012 là 2.482 triệu đồng so với năm 2011 tăng 74 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,07%, đến năm 2013 là 2.739 triệu đồng so với năm 2012 tăng 257 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,35%. Như vậy, nguồn vốn này tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng mức tăng trưởng chưa cao và không ổn định qua các năm.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn điều lệ

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các QTDND, ĐVT: triệu đồng)

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Vốn huy động là nguồn vốn được hình thành từ việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, đây là nguồn vốn ổn định để các QTDND trên địa bàn hoạt động. Đến cuối năm 2013 nguồn vốn này đạt 70.120 triệu đồng (bình quân 23.373 triệu đồng/Quỹ) chiếm tỷ trọng 84,28% tổng nguồn vốn hoạt động của

các QTDND. Nguồn vốn này tăng trưởng khá ổn định qua các năm, năm 2010 là

43.411 triệu đồng so với năm 2009 tăng 8.597 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,69%, năm

2011 là 48.095 triệu đồng so với năm 2010 tăng 4.684 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,79%, năm 2012 là 57.684 triệu đồng so với năm 2011 tăng 9.589 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,94%, năm 2013 là 70.120 triệu đồng so với năm 2012 tăng 12.436 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,56%. Tình hình huy động vốn của các QTDND được thể hiện qua biểu đồ 2.2

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn huy động

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các QTDND, ĐVT: triệu đồng)

Biểu đồ 2.2: Vốn huy động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Xét về thành phần kinh tế thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư đến cuối năm 2013 đạt 69.101 triệu đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu (98,55%) trong nguồn vốn huy động tại chỗ của các QTDND. Theo số liệu bảng 2.2, thì tiền gửi tiết kiệm trong dân cư có tốc

độ tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tưởng đối, cụ thể: năm 2010 đạt 42.712 triệu đồng so với năm 2009 tăng 8.573 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,11%, năm 2011 đạt 47.407 triệu đồng so với năm 2010 tăng 4.695 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,99%, năm 2012 đạt 56.579 triệu đồng so với năm 2011 tăng 9.172 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,35%, đến năm 2013 đạt 69.101 triệu đồng so với 2012 tăng 12.522 triệu đồng với tỷ lệ tăng 22,13%. Có được kết quả này, trong thời gian qua các QTDND đã có nhiều chính sách thích hợp và áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả để thu hút thành viên đến gửi tiền tiết kiệm tại các QTDND.Nguồn vốn huy động từ tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động và tăng trưởng nhẹ trong thời gian gần đây, nguyên nhân là do các QTDND chưa có cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, đồng thời chưa có chính sách hợp lý để thu hút khách hàng là tổ chức kinh tế gia nhập thành viên và gửi tiền tại QTDND.

Xét về thời gian gửi, nguồn vốn huy động dưới 12 đến cuối năm 2013 đạt 25.678 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,62% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này tăng mạnh trong giai đoạn từ 2009-2011 sau đó giảm dần trong giai đoạn 2011-2013,

lệ tăng 23,21%, năm 2011 đạt 43.542 triệu đồng so với năm 2010 tăng 13.269 triệu đồng với tỷ lệ tăng 43,83%, năm 2012 đạt 36.852 triệu đồng so với năm 2011 giảm 6.690 triệu đồng với tỷ lệ giảm 15,36%, năm 2013 đạt 25.678 triệu đồng so với năm 2012 giảm 11.174 triệu đồng với tỷ lệ giảm 30,32%. Nguồn vốn huy độngtừ 12 tháng trở lên, đến cuối năm 2013 đạt 44.442 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63,38% tổng nguồn vốn huy động của các QTDND, nguồn vốn này tăng mạnh trong hai năm trở lại đây,

cụ thể: năm 2010 đạt 13.138 triệu đồng so với năm 2009 tăng 2.892 triệu đồng với tỷ lệ tăng 28,22%, năm 2011 đạt 4.553 triệu đồng so với năm 2010 giảm 8.585 triệu đồng với tỷ lệ giảm 65,34%, năm 2012 đạt 20.832 triệu đồng so với năm 2011 tăng 16.279 triệu đồng với tỷ lệ tăng 357,54%, năm 2013 đạt 44.442 triệu đồng so với năm 2012 tăng 23.610 triệu đồng với tỷ lệ tăng 113,35%. Nguyên nhân có sự chuyển dịch cơ cấu từ nguồn vốn huy động ngắn hạn sang nguồn vốn huy động trung và dài hạn là

do chính sách của NHNN, đặc biệt là các văn bản về lãi suất huy động (một số văn bản ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất huy động đối với QTDND trong từng thời kỳ như: thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/3/2011 ấn định lãi suất huy động đối với QTDND không vượt quá 14,5%/năm; thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011

quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm; thông tư 05/2012/TT-NHNN ngày 12/3/2012 quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 5%/năm và lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13,5%/năm; thông

tư 08/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 quy định lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm và lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm; thông tư 17/2012/TT-NHNN ngày

25/5/2012 quy định lãi suất áp dụng tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ và có kỳ

hạn dưới 1 tháng là 3%/năm và lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng là 11,5%/năm; thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012 quy định lãi suất áp dụng tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm và lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng là 9,5%/năm; thông tư 32/2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012 quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng là 8,5%/năm; thông tư 08/2013/TT- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 tháng là 8%/năm; quyết định 498/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất áp dụng tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm và lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng là 6,5%/năm)

Vốn vay Ngân hàng HTX thông thường là các nguồn vốn trung hạn được hỗ trợ từ Ngân hàng HTX từ các chương trình dự án hoặc các khoản vay thông thường nhằm mục đích cho vay lại thành viên, đến cuối năm 2013 nguồn vốn này đạt 3.440

triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,13% tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND, nguồn

vốn này tăng mạnh qua các năm gần đây, cụ thể: năm 2011 đạt 2.200 triệu đồng so với năm 2010 tăng 1.900 triệu đồng với tỷ lệ tăng 633,33%, năm 2012 đạt 2.830 triệu đồng so với năm 2011 tăng 630 triệu đồng với tỷ lệ tăng 28,64%, năm 2013 đạt 3.440 triệu đồng so với năm 2012 tăng 610 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,55%. Nguyên nhân

nguồn vốn này tăng mạnh trong những năm gần đây là các QTDND muốn tăng thêm nguồn vốn trung để đảm bảo nhu cầu cho vay trung hạn trong hoạt động kinh doanh của mình (đặc biệt là những QTDND gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung hạn).

Vốn khác đến cuối năm 2013 đạt 5.620 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,75% trong

tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND, nguồn vốn này tăng trưởng ổn định qua

các năm, cụ thể: năm 2010 đạt 3.230 triệu đồng so với năm 2009 tăng 450 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,19%, năm 2011 đạt 3.617 triệu đồng so với năm 2010 tăng 387 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,98%, năm 2012 đạt 4.332 triệu đồng so với năm 2011 tăng 715 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,77%, năm 2013 đạt 3.440 triệu đồng so với năm 2012 tăng 1.288 triệu đồngvới tỷ lệ tăng 29,73%.

Cơ cấu nguồn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là tương đối hợp lý và có hiệu quả cao vì nguồn vốn tập trung chủ yếu vào khoản mục nguồn vốn huy động bằng VND của khách hàng (chiếm 84,28%Tổng nguồn vốn) – đây là nguồn vốn tương đối ổn định để các QTDND hoạt động. Tuy nhiên, trong nguồn vốn huy động của các QTDND có sự chuyển dịch cơ cấu từ nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn trung hạn chứng tỏ các chính sách của Nhà nước có tác động đáng kể đến hoạt động của QTDND, đồng thời nguồn vốn vay của các QTDND từ ngân hàng HTX có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây chứng tỏ các QTDND gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung hạn trong dân cư.

2.2.2.2. Phân tích chỉ tiêuvề tài sản có (sử dụng vốn)

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay và tiền gửi tại TCTD khác

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình quân/quỹ Tổng tài sản 40.120 49.216 56.320 67.328 83.199 27.733

1. Dư nợ cho vay a. Ngắn hạn b. Trung dài hạn

Trong đó, nợ xấu nội bảng

36.317 24.842 11.475 368 41.509 22.207 19.302 172 43.871 33.086 10.785 225 47.004 14.148 32.856 332 57.974 7.700 50.274 276 19.325 2.567 16.758 92

2. Tiền gửi tại TCTD khác

Trong đó, tiền gửi tại NH HTX 2.451 1.441 6.061 3.671 10.735 8.498 19.078 16.828 22.906 20.219 7.635 6.739

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa)

Qua bảng số liệu 2.3, Tổng tài sản có của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến thời điểm 31/12/2013 đạt 83.199 triệu đồng, tập trung chủ yếu vào hai khoản mục sinh lời chủ yếu là cho vay tiền gửi tại các TCTD khác.

Dư nợ cho vay các thành viên tại QTDND đến cuối năm 2013 đạt 57.974 triệu đồng (bình quân 19.325 triệu đồng/Quỹ), chiếm tỷ trọng 69,68% tổng tài sản của các

QTDND, đây là tài sản sinh lời cao nhất tại các QTDND và có mức tăng trưởng ổn

định qua các năm, cụ thể: năm 2010 dư nợ cho vay đạt 41.509 triệu đồng so với năm 2009 tăng 5.192 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,30%, năm 2011 đạt 43.871 triệu đồng so với năm 2010 tăng 2.362 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5,69%, năm 2012 đạt 47.004 triệu đồng so với năm 2011 tăng 3.133 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,14% và đến năm 2013 đạt 57.974 triệu đồng 10.970 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,34%.

- Xét về cơ cấu dư nợ theo thời gian:

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 22.207 triệu đồng so với năm 2009 giảm 2.635 triệu đồng với tỷ lệ giảm 10,61%, năm 2011 đạt 33.086 triệu đồng so với năm 2010 tăng 10.879 triệu đồng với tỷ lệ tăng 48,99%, năm 2012 đạt 14.148 triệu đồng so với năm 2011 giảm 18.938 triệu đồng với tỷ lệ giảm 57,24%, năm 2013 đạt

7.700 triệu đồng so với năm 2012 giảm 6.448 triệu đồng với tỷ lệ giảm 45,58%.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn lại có xu hương tăng mạnh trong nhũng năm trở lại đây, cụ thể: năm 2010 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 19.302 triệu đồng so

với năm 2009 tăng 7.827 triệu đồng với tỷ lệ tăng 68,21%, năm 2011 đạt 10.785 triệu đồng so với năm 2010 giảm 8.517 triệu đồng với tỷ lệ giảm 44,12%, năm 2012 đạt 32.856 triệu đồng so với năm 2011 tăng 22.071 triệu đồng với tỷ lệ tăng 204,65%, đến năm 2013 đạt 50.274 triệu đồng so với năm 2012 tăng 17.418 triệu đồng với tỷ lệ tăng

53,01%. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2009 2010 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung, dài hạn

(Nguồn: bảng cân đối kế toán các QTDND, ĐVT: triệu đồng)

`Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của các QTDND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân có sự chuyển đổi cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn là do chính sách NHNN đã tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay của các QTDND, đặc biệt là lãi suất cho vay và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (một số văn bản ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay của các QTDND trong từng thời kỳ như: thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012, thông tư

20/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012, thông tư 33/2012/TT-NHNN ngày 21/12/2013,

thông tư 09/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013, thông tư 10/2013/TT-NHNN ngày 10/5/2013, thông tư 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013, thông tư 08/2014/TT-

NHNN ngày 17/3/2014, quyết định 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014, nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010…)

- Xét về dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế:

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế của các QTDND

ĐVT: triệu đồng, %

Dư nợ theo ngành kinh tế

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ Dư nợ %(tăng,

giảm) Dư nợ %(tăng, giảm) Dư nợ %(tăng, giảm) Dư nợ %(tăng, giảm) Nông nghiệp và thủy sản 14.290 17.986 25,86% 19.981 11,09% 21.759 8,90% 26.312 20,92% Thương nghiệp 11.249 11.938 6,12% 12.173 1,97% 12.680 4,16% 14.655 15,58% Tiêu dùng 10.777 11.586 7,51% 11.716 1,12% 12.563 7,23% 17.008 35,38% Tổng 36.316 41.510 14,30% 43.870 5,69% 47.004 7,14% 57.975 23,34%

(Nguồn: báo cáo thống kê dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế của QTDND)

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy hầu hết các lĩnh vực cho vay của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đều tăng qua các năm, trong đó lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại các QTDND đạt 26.312 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất (45,39%) trong tổng dư nợ cho vay của các QTDND.

Tiền gửi tại các TCTD khác bao gồm tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 47 - 64)