Chỉ tiêu về tài sản có (sử dụng vốn)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Chỉ tiêu về tài sản có (sử dụng vốn)

Chỉ tiêu này đánh giá việc các QTDND sử dụng các nguồn vốn tự có, vốn huy động, đi vay tại các TCTD khác để cho vay, đầu tư, mua các tài sản cố định hoặc tài sản khác theo một phương thức thích hợp, nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà QTDND

đưa ra. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta cần phải đánh giá các tỷ lệ đảm bảo an

toàn trong hoạt động QTDND như: chất lượng tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ khả năng chi trả. Cụ thể:

1.3.2.1. Chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấutrên tổng dư nợ =

Nợ xấu Tổng dư nợ

Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng

cao.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng dư nợ cũng phản ánh một phần chất lượng hoạt động tín dụng.

Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt khi QTDND có nợ quá hạn dưới

5%.[10]

Các chỉ tiêu phân loại nhóm nợ được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày

25/4/2007 sửa đổi, bổ sung (xem phụ lục 1).

1.3.2.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số bảo toàn vốn – CAR)

Theo Khoản 1 Điều 5 Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 quy

định QTDND phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu là 8%.[11] Công thức:

CAR =

Vốn tự có Tổng tài sản có rủi ro

Theo Jean Plamondon trong tài liệu “ Củng cố năng lực thanh tra giám sát

trong lĩnh vực tài chính vi mô và hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan thanh tra giám sát ngân

hàng – Dự án tài chính Nông thôn III do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ” thì hệ số

CAR là chỉ số tỉnh toán mức độ đủ vốn của tổ chức để chống lại những thua lỗ và theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ này từ 12%-15%.[6]

1.3.2.3. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn

Theo điều 13 Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/09/2005 quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với

QTDND là 20%.[11]

Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn của QTDND được sử dụng để cho vay trung và dài hạn bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức (kể cả

TCTD khác), cá nhân và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của

1.3.2.4. Tỷ lệkhả năng chi trả

Bất kỳ một TCTD nào vấn đề thanh khoản luôn được quan tâm hàng đầu, bởi vì nếu không quản trị tốt vấn đề thanh khoản sẽ tạo khủng hoảng lòng tin và thậm chí gây ra hiện tượng người gửi tiền đổ xô rút tiền hàng loạt.

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày làm việc tiếp theo:

Tỷ lệ khả năng chi trả

ngày làm việc tiếp theo =

TSC có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo

TSN phải thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo

Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày làm việc tiếp theo:

Tỷ lệ khả năng chi trả 7

ngày làm việc tiếp theo =

TSC có thể thanh toán ngay của 7

ngày làm việc tiếp theo

TSN phải thanh toán ngay của 7

ngày làm việc tiếp theo

Trong đó, tài sản có và tài sản nợ phải thanh toán ngay theo Điều 12 Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/09/2005 là:

“a) Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay bao gồm:

Tiền mặt. Vàng (nếu có).

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ tín dụng gửi tại tổ chức tín dụng khác và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng đó gửi tại Quỹ tín dụng.

Tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong khoảng thời gian tương ứng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 11 của Quy định này.

80% các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong khoảng thời gian tương ứng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 11 của Quy định

này.

75% các khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong khoảng thời gian tương ứng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 11 của Quy định này.

Các loại công trái, trái phiếu Chính phủ (100% giá trị trên sổ sách kế toán đối với công trái, trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống; 95% giá trị trên sổ sách kế toán đối với công trái, trái phiếu Chính phủ có thời hạn còn lại trên 1 năm)

70% các khoản nợ khác đến hạn phải thu.

b) Tài sản "Nợ" phải thanh toán bao gồm:

Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi của tổ chức tín dụng khác gửi tại Quỹ tín dụng và tiền gửi của Quỹ tín dụng gửi tại tổ chức tín dụng đó đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong khoảng thời gian tương ứng chi trả.

15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác),

cá nhân.

Tất cả các tài sản "Nợ" khác đến hạn thanh toán (gốc, lãi) trong khoảng thời gian tương ứng chi trả.”[11]

Theo điều 11 Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/09/2005 quy định QTDND phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả của ngày là việc tiếp theo và tỷ lệ khả năng chi trả của 7 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu phải bằng 1.[11]

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)