Bài học kinh nghiệm cho QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.5.3.Bài học kinh nghiệm cho QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Qua kinh nghiệm quốc tế, những bài học có thể vận dụng đối với hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Thứ nhất, thành lập QTDND phải đủ các điều kiện quy định như: môi trường hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, sự nhất

trí của cấp ủy và chính quyền địa phương. Không thành QTDND theo kiểu phong

trào.

Thứ hai, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động QTDND phải thường xuyên, liên tục. Nội dung tuyên truyền phải sâu sát, thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí. Hình thức tuyên truyền vừa đơn giản, vừa phải sâu rộng phong phú và đa dạng.

Thứ ba, xây dựng và hoạt động QTDND phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Quá trình hoạt động QTDND phải bám sát mục tiêu tương trợ cộng đồng, hoạt động vì lợi ích của QTDND và thành viên là mục tiêu hàng đầu. Đồng thời coi trọng đúng mức mục tiêu lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm kết quả tài chính của mình.

Thứ tư, Cán bộ nhân viên làm việc tại QTDND có phẩm chất đạo đức tốt, có

kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu rộng trên địa bàn mà QTDND hoạt động.

Thứ năm, NHNN giữ vai trò quản lý, chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND hoạt động và hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát giúp QTDND hoạt động đúng quy trình, quy chế, chính sách và pháp luật.

Thứ sáu, hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển, cần có sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, các ban ngành liên quan và các tổ chức đoàn thể về nhiều mặt, nhất là chính sách ưu đãi thuế, chính sách đào tạo cán bộ.

Thứ bảy, cần có hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, thiết thực và phải không ngừng hoàn thiện cơ sở đó.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, luận văn đã giới thiệu cơ bản về QTDND, vai trò của

QTDND, đặc điểm về tổ chức và hoạt động của QTDND Việt Nam cũng như nêu

được một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTDND và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển QTDND. Tác giả cũng đã nêu quan điểm của mình về sự phát triển QTDND và

đưa ra mô hình QTDND hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu mô hình hoạt động QTD Desjardins ở Canada – một trong những Tập đoàn QTD lớn ở Canada và Ngân hàng Grameen ở Bangladesh – một trong những ngân hàng nổi tiếng về lĩnh vực tài chính vi mô trên thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho

các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dựa vào những tiêu chí đã nêu trong chương 1, luận văn sẽ nêu lên thực trạng tình hình hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; phân tích những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế và nguyên

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1.1. Giới thiệu chung về QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Tính đến thời điểm 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 3 QTDND

đang hoạt động với tổng số thành viên tham gia là 6.208 thành viên, tổng nguồn vốn hoạt động là 83.199 triệu đồng và tổng dư nợ cho vay là 57.974 triệu đồng. Các

QTDND hiện nay đều hoạt động trên địa bàn liền xã, cụ thể:

QTDND Vĩnh Phương được thành lập vào tháng 12/1997 theo giấy phép hoạt động số 02/NH-GP ngày 16/12/1997 do NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa cấp; có trụ sở đặt tại thôn Trung, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, địa bàn hoạt động của QTDND Vĩnh Phương gồm xã Vĩnh Phương và 3 xã liền kề: xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Thạnh và xã Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa với tổng số thành viên đến thời điểm 31/12/12013 là 2.648 thành viên.

QTDND Cam Lâm được thành lập vào tháng 12/1997 theo giấy phép hoạt

động số 01/NH-GP ngày 01/12/1997 do NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa cấp; lúc đầu Quỹ có tên là QTDND Cam Hải Tây và được đổi tên thành QTDND Cam Lâm

theo quyết định số 325/QĐ-KHH3 ngày 22/4/2008; có trụ sở tại Km1490 – Quốc lộ 1A, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, địa bàn hoạt động của QTDND Cam Lâm gồm Thị trấn Cam Đức, xã Cam Hải Tây, xã Cam Hải Đông,

xã Cam Hải Bắc, xã Cam Thành Bắc và Cam Hòa với tổng số thành viên đến thời điểm 31/12/2013 là 1.270 thành viên.

QTDND Vĩnh Thái được thành lập vào tháng 06/1998 theo giấy phép hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động số 03/NH-GP ngày 01/06/1998 do NHNN Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa cấp; có trụ sở tại thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, địa bàn hoạt động của QTDND Vĩnh Thái gồm xã Vĩnh Thái và 2 xã liền kề là

Vĩnh Hiệp và Vĩnh Trung với tổng số thành viên đến thời điểm 31/12/2013 là 2.110

thành viên.

Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên lao động tại 03 QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 30 người chiếm tỷ trọng 1,23% tổng số cán bộ nhân viên lao động trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó:Số đoàn viên công đoàn là 07 người, chiếm tỷ trọng 35% tổng số cán bộ nhân viên lao động tại 03 QTDND; số cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên là 17 người, chiếm tỷ trọng 56,67% tổng số cán bộ nhân viên lao động tại 03 QTDND.

Lãnh đạo các QTDND luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và Nghị quyết Đại hội đại biểu thành viên hàng năm để chỉ đạo điều hành hoạt động của Quỹ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng được nâng cao, tích cực nghiên cứu các văn bản, chế độ, tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày, các chương trình đào tạo đại học tại chức, cao đẳng, trung cấp, …các QTDND đã quan tâm đến công tác tuyển dụng cán bộ, lựa chọn người có bằng cấp, chuyên môn. Thực tế, trong các năm qua Nhà nước đã rất

quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ QTDND bằng cách liên tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ. Vì vậy, chất lượng cán bộ, nhân viên QTDND ngày càng được nâng lên đáng kể cả về trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ, nhân viên có hạn, trình độ tổ chức, điều hành hoạt động của lãnh đạo QTDND còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Cơ cấu tổ chứccủa các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2.1.2.1. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị (HĐQT) do Đại hội thành viên trực tiếp bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. HĐQT chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội và trước pháp luật. HĐQT được sử dụng con dấu của QTD để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hội đồng quản trị các QTDND trên địa bàn được đại hội thành viên nhiệm kỳ IV (trong năm 2013) bầu ra với số lượng 03 thành viên (riêng QTDND Cam Lâm là 04 thành viên). Trong đó, chủ tịch HĐQT làm theo chế độ chuyên trách, một thành viên HĐQT là Giám đốc điều hành và một thành viên phụ trách hoạt động tín dụng

(riêng QTDND Cam Lâm có thêm một thành viên hoạt động bán chuyên trách). Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm phân công theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên, quyết định của HĐQT, đôn đốc giám sát việc điều hành của giám đốc. Thành viên HĐQT là Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động hàng ngày của các QTDND. Hội đồng quản trị tổ chức họp định kỳ hàng tháng và đột xuất để đánh giá kết quả hoạt động, triển khai kế hoạch kinh doanh, xét kết nạp và cho ra các thành viên, chỉ đạo các vấn đề khác trong hoạt động kinh doanh.

Chủ tịch và cá thành viên khác trong HĐQT không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên HĐQT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giám đốc điều hành;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Phó Giám đốc theo đề nghị của Giám đốc; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê kế toán trưởng; Quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ; Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội thành viên;

Chuẩn bị báo cáo về kế hoạch hoạt động kinh doanh;

Xây dựng phương án tiền lương, phụ cấp và mức thù lao công vụ;

Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội

thành viên;

Xử lý các khoản vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của pháp luật;

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, duyệt báo cáo tài chính để trình Đại hội thành viên;

Xét kết nạp thành viên mới và giải quyết việc thành viên ra khỏi QTDND (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua;

Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trước pháp luật;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ QTDND quy định;

2.1.2.2. Ban kiểm soát

Kiểm tra việc chấp hành điều lệ QTDND, Giám sát hoạt động HĐQT, Giám đốc và thành viên QTDND theo đúng pháp luật và Điều lệ Quỹ;

Kiểm tra về hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; giám sát sự an toàn trong hoạt động QTD, thực hiện kiểm toán nội bộ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính;

Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động QTD, giải quyết hoặckiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ QTD;

Trưởng ban hoặc đại diện ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của HĐQT nhưng không tham gia biểu quyết;

Yêu cầu những người có liên quan trong QTD cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra nhưng không được sử dụng những tài liệu đó vào mục đích khác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:

Khi HĐQT, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và thành viên QTD có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ QTD và nghị quyết của HĐQT, Ban kiểm soát đã yêu cầu mà HĐQT không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn;

Trong trường hợp có một phần ba tổng số thành viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên gửi đến HĐQT hoặc Ban kiểm soát thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn, HĐQT phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường; nếu quá thời hạn này mà HĐQT không triệu tập Đại hội thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn;

Thông báo cho HĐQT, báo cáo trước Đại hội thành viên và NHNN về kết quả kiểm soát; kiến nghị với HĐQT, Giám đốc khắc phụ những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của QTD.

Hiện nay, Ban kiểm soát các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chương trình phòng chống tham nhũng cho từng năm. Tham gia đầy đủ các buổi họp do HĐQT tổ chức. Định kỳ hàng tháng, Ban

kiểm soát đã xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra hoạt động của HĐQT và các mảng nghiệp vụ về kế toán, tín dụng, ngân quỹ.

2.1.2.3. Điều hành Quỹ tín dụng nhân dân

Điều hành QTDND là Giám đốc do Đại hội thành viên bầu ra trong số thành viên HĐQT. Giám đốc QTDND sau khi được bầu phải đảm nhiệm công việc của Nghị quyết Đại hội thành viên.

Nghĩa vụ và quyền hạn của Giám đốc QTDND:

Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của QTDND theo đúng pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết của HĐQT;

Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm chức danh Phó giámđốc, Kê toán trưởng; Tuyển dụng, kỷ luật và cho thôi việc các nhân viên của Quỹ theo quy chế do HĐQT ban hành;

Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ của QTDND;

Trình HĐQT các báo cáo tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của QTDND;

Từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT nếu thấy trái pháp luật, trái quy định của NHNN và Điều lệ của QTDND, đồng thời thông báo ngay cho các kiểm soát viên;

Khi vắng mặt, Giám đốc phải ủy quyền cho người có đủ thẩm quyền điều hành công việc của QTDND theo quy chế do HĐQT ban hành.

2.1.2.4. Ban tín dụng

Thành phần Ban tín dụng gồm có: Chủ tịch HĐQT là Trưởng ban tín dụng; Giám đốc QTDND là Thường trực ban tín dụng; Một thành viên do HĐQT bầu trong số thành viên HĐQT.

Nếu Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc QTDND thì HĐQT bầu thêm 1 thành viên Ban tín dụng trong số thành viên HĐQT. Thành viên Ban tín dụng không đồng thời là kế toán trưởng, thủ quỹ QTDND.

Nếu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc QTDND không còn đương nhiệm, đương

nhiên không còn là thành viên Ban tín dụng.

Ban tín dụng có nhiệm vụ xem xét và quyết định các món cho vay ngoài thẩm quyền của Giám đốc.

Các thành viên Ban tín dụng không được dùng chức vụ của mình để bảo lãnh cho các khoản tín dụng.

Các thành viên Ban tín dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất các khoản cho vay không thu hồi được nếu do nguyên nhân chủ quan gây nên.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức và hoạt động kinh doanh các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Chú dẫn:

: quan hệ bầu; : quan hệ kiểm tra, kiểm soát; : quan hệ kinh doanh

2.1.3. Nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chính của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2.1.3.1. Các hoạt động liên quan đếnnguồn vốn

Hoạt động vốn điều lệ gồm có: Vốn xác lập và Vốn thường xuyên (do các thành viên đóng góp theo quy định của điều lệ QTDND).

Chủ sở hữu Thành viên Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín dụng Kế toán Ngân quỹ

Khách hàng

Thành viên Ngoài thành viên

Huy động vốn: huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của NHNN và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn, lãi chongười gửi tiền.

Vay vốn: Vay ngân hàng HTX, NHNN và các TCTD khác (nếu được NHNN

cho phép)

Hoạt động vốn dịch vụ ủy thác của các pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước.

Hoạt động vốn tài trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Các hoạt động vốn và các quỹ khác theo quy định pháp luật.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn và các dịch vụ khác

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành viên phù hợp với khả năng và tính chất nguồn vốn.

Làm dịch vụ ủy thác về tài chính, tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN. Tham gia việc điều hòa vốn giữa các QTDND trọng hệ thống. Chấp hành các quy định về an toàn vốn theo hướng dẫn của NHNN.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 37)