Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD HTX

theo tinh thần Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoan 2011-2015”

ban hành kèm theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế nghiệp vụ của QTDND nhằm hỗ trợ có hiệu quả hơn đối với thành viên: Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực về tổ chức và hoạt động của QTDND để từng bước có những cải tiến, thay đổi phương thức trong hoạt động cho vay, tiết kiệm nhằm đưa hoạt động QTDND thực sự trở thành một bộ phận trong đời sống hàng ngày của cộng đống sinh sống trên địa bàn.

NHNN Việt Nam làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành địa phương vận động, thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ QTDND. Tạo điều kiện cho các QTDND tiếp cận với các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp, nhằm hỗ trợ thêm nhu cầu vốn để QTDND hoạt động.

NHNN cần xem xét cho các QTDND mở rộng nội dung nghiệp vụphù hợp với năng lực tài chính của các QTDND để hoạt động và đa dạng hóa khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm bớt rủi ro. Vì hoạt động các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện này chủ yếu là huy động vốn của thành viên và cho vay

thành viên, chưa có nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền…việc mở rộng các hoạt động dịch vụ sẽ đảm bảo phục vụ tốt thành viên đồng thời QTDND cũng có thêm thu nhập từ hoạt động dịch vụ

NHNN tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và cho phép các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có đủ năng lực và tạo điều kiện được phép mở rộng địa bàn hoạt động

sang các xã lân cận chưa có QTDND hoạt động. Vì mở rộng địa bàn sang các xã chưa có QTDND hoạt động là rất thiết thực với nông thôn hiện nay vì đã tạo điều kiện cho các QTDND có thêm nguồn vốn huy động tại chõ và chủ động điều tiết cung ứng được tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thành viên và người dân nông thôn được hưởng các lợi ích từ dịch vụ của QTDND.

NHNN thường xuyên quan tâm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt cho cán bộ, nhân viên các QTDND để hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động và đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

NHNN tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với mục đích là giúp các QTDND hoạt động tuân thủ đúng pháp luật vừa giúp các QTDND hoàn thiện về nghiệp vụ.

Hiện nay, bối cảnh kinh tế nói chung và tình hình của hệ thống QTDND nói riêng đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp quy về hoạt động QTDND là điều cần thiết. Cụ thể:

- Hiệnnay, một số thành viên tham gia QTDND với mục đích là được vay vốn tại QTDND, do đó các thành viên này chỉ góp vốn xác lập tư cách thành viêntối thiểu

là 50.000 đồng mà không góp vốn thường niên để duy trì tư cách thành viên (theo

thông tư 08/205/TT-NHNN ngày 30/12/2005 hướng dẫn thực hiện nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001). Vì vậy, kiến nghị NHNN quy định nâng

vốn để xác lập tư cách thành viên, đồng thời quy định các thành viên phải góp vốn thường niên nhằm nâng cao mục tiêu chủ yếu là tương trợ thành viên, cụ thể: quy định vốn góp xác lập tư cách thành viên nâng lên tối thiểu là 100.000đ và quy định mức vốn góp thường niên tối thiểu là 50.000đ.

- Hiện nay, các QTDND được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để góp vốn vào QTDND Trung ương (nay là ngân hàng HTX), mức vốn góp để xác lập tư cách thành viên của QTDND Trung ương là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và có thể góp trên mức 10.000.000 đồng nhưng tối đa (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Quỹ tín dụng và 10% (mười phần trăm) vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng (theo Điều 14 Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005). Như vậy, theo quy định hiện nay NHNN chỉ quy định mức vốn góp xác lập tư cách thành viên mà không quy địnhmức vốn góp thường niên để duy trì tư cách thành viên. Điều này sẽ hạn chế việc bổ sung vốn, thiếu sự liên kết giữa các QTDND thành viên, một số QTDND thành

viên chỉ tham gia góp vốn xác lập tư cách thành viên (góp vốn 1 lần) sau đó liên tục sử dụng tư cách thành viên để thực hiện vay vốn tại ngân hàng HTX. Do đó, kiến nghị NHNN quy định ngoài việc quy định mức vốn góp xác lập tư cách thành viên đồng thời bổ sungquy định mức vốn góp thường niên để duy trì tư cách thành viên, cụ thể: quy định mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 10.000.000đ, đồng thời quy định mức vốn góp thường niên tối thiểu là 1.000.000đ.

- Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của QTDND là 8%. Tỷ lệ này là tương đối thấp so với thông lệ quốc tế và hệ thống TCTD ở Viêt Nam. Để nâng cao mức độ an toàn vốn của các QTDND trước những các cuộc khủng hoảng tài chính, vì vậy kiến nghị NHNN quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các QTDND, cụ thể: NHNN quy định các QTDND phải duy

trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có và tài sản có rủi ro.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ tín DỤNG NHÂN dân TRÊN địa bàn TỈNH KHÁNH hòa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)