Phân loại lợi nhuận kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 69 - 70)

I. Mục đích, ý nghĩa và các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận kinh doanh

1.2. Phân loại lợi nhuận kinh doanh

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, ngành nghề kinh doanh, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và nguồn hình thành, có thể phân loại lợi nhuận kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Theo theo nguồn hình thành, lợi nhuận kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Gồm lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận hoạt động tài chính.

+ Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động tài chính; bao gồm các hoạt động: Cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.

4

- Lợi nhuận khác: Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác; bao gồm các khoản: khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện trong năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa sau khi hết hạn bảo hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 69 - 70)