Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 53 - 55)

I. Mục đích, ý nghĩa và các chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh

3. Các chỉ tiêu phân tích

3.1. Tổng chi phí kinh doanh

- Khái niệm: Tổng chi phí kinh doanh (F) phản ánh tổng số chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

- Ý nghĩa: Tổng chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh quy mô chi sử dụng phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

3.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh

- Khái niệm: Tỷ suất chi phí kinh doanh (f) phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và tổng doanh thu thuần (M) của doanh nghiệp trong kỳ.

Tùy theo yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán khi phân tích quan hệ so sánh giữa chi phí và doanh thu có thể tính tỷ suất chi phí theo: Tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng, tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh, tỷ suất chi phí hoạt động tài chính; khi tính tỷ suất chi phí của hoạt động nào thì xác định chi phí của hoạt động đó trong mối quan hệ với doanh thu của hoạt động tương ứng.

- Công thức:

f f = F x 100 M

- Ý nghĩa:

∙ Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng chi phí kinh doanh.

∙ Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối, dùng để đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3. Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh

- Khái niệm: Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh (∆f) phản ánh chênh lệch giữa tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ báo cáo với tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc.

- Công thức: ∆f = f1 - f0 ∆f < 0: Mức độ giảm tỷ suất chi phí kinh doanh ∆f > 0: Mức độ tăng tỷ suất chi phí kinh doanh Trong đó:

f0: Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc f1: Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ báo cáo - Ý nghĩa:

∙ Chỉ tiêu này phản ánh biến động tuyệt đối tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh nghiệp qua hai kỳ.

∙ Mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh dùng để đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh qua hai kỳ của cùng doanh nghiệp.

3.4. Tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh

- Khái niệm: Tốc độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh (Tf) phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh với tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc.

- Công thức:

Tf Tf = ∆f

x 100 f0

Tf < 0: Tốc độ giảm tỷ suất chi phí kinh doanh Tf > 0: Tốc độ tăng tỷ suất chi phí kinh doanh

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này ngoài việc dùng để phân tích biến động về tương đối tỷ suất chi phí kinh doanh của doanh nghiệp qua hai kỳ còn dùng để đánh giá cường độ sử dụng chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng kỳ.

3.5. Mức tiết kiệm (vượt chi) chi phí kinh doanh

- Khái niệm: Mức tiết kiệm (vượt chi) chi phí kinh doanh (∆F) phản ánh tích số giữa mức độ giảm (tăng) tỷ suất phí kinh doanh với doanh thu thuần kỳ báo cáo.

Ví dụ 3.1. Có tài liệu về doanh nghiệp Nam Anh như sau: Tổng doanh thu bán hàng: + Năm N: 10.000 tr.đ + Năm N+1: 12.000 tr.đ Tổng chi phí hoạt động bán hàng: + Năm N: 9.000 tr.đ + Năm N+1: 11.040 tr.đ

Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chi phí hoạt động bán hàng của doanh nghiệp qua hai năm.

Giải: Theo số liệu trên ta có:

- Tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng + Năm N: f0 = F0 x 100 = 9.000 x 100 = 90(%) M0 10.000 + Năm N+1: f1 = F1 x 100 = 11.040 x100 = 92(%) M1 12.000

- Mức độ tăng tỷ suất phí hoạt động bán hàng ∆f = f1 – f0 = 92 - 90 = 2%

- Tốc độ tăng tỷ suất chi phí hoạt động bán hàng

Tf = ∆f x 100 = 2 x 100 = 2,22(%) f0 90

- Mức vượt chi chi phí hoạt động bán hàng ∆F = ∆f x M1 = 2% x 12.000 = 240 tr.đ

II. Nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)