Mô hình tích hợp TAM-TPB

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 35)

Jen-Ruei Fu (2005) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận nộp thuế qua mạng đối với NNT thu nhập cá nhân ở Đài Loan. Tác giả kết hợp hai lý thuyết quan trọng là TAM và lý thuyết hành vi dự định (theory of planned behavior-TPB) [25]. Nghiên cứu đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến khai thuế điện tử gồm: mức độ hữu dụng (PU), mức độ dễ dàng sử dụng (PEOU), yếu tố xã hội (SN) và nhóm yếu tố kiểm soát hành vi gồm: điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions-FC) và mức độ hiệu quả sử dụng (Self-Efficacy-SE). Theo Jen-Ruei, TPB phản ánh thái độ tích cực khi thực hiện một hành vi nào đó, mà trong nghiên cứu này TPB cho rằng NNT sẵn sàng nộp thuế qua mạng khi họ cảm thấy có nhiều lợi ích khi thực hiện. Tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu tƣơng đối phức tạp lòng ghép nhiều lý thuyết với nhau:

Hình 2.4 Mô hình tích hợp TAM-TPB

(Nguồn: Jen-Ruei Fu)

Yếu tố xã hội Mức độ dễ sử dụng Mức độ hữu dụng Hành vi dự định Mứ c độ tin cậy Khả năng tƣ ơng thích Tính hiệu quả Điều kiện chính sách Điều kiện công

nghệ

Mô hình TPB PBC

-25- Mô hình Pin Yu Chu

Pin-Yu Chu (2005) đã phát triển một mô hình tổng hợp nghiên cứu về hành vi nộp thuế điện tử. Theo Pin-Yu Chu, TAM đƣợc mở rộng bởi fishbein và lý thuyết hành vi hợp lý của Ajen (1975) cung cấp đầy đủ sự hiểu biết về ý định và hành vi của ngƣời sử dụng công nghệ, để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến ngƣời khai thuế điện tử ở Đài Loan. Niềm tin sử dụng công nghệ đƣợc xác định bởi 3 yếu tố: thái độ (AT), yếu tố xã hội (SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) [36]. Tác giả đã đề xuất yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi thực tế ngƣời sử dụng công nghệ gồm:

 Thái độ đối với việc sử dụng công nghệ thông tin (AT): phản ánh sự hài lòng tổng thể của ngƣời sử dụng đối với EFS.

 Yếu tố chủ quan (SN): phản ánh ý kiến xã hội về việc tiếp tiệp sử dụng CNTT.

 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC): phản ánh những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tin tƣởng về thuận lợi và khó khăn khi sử dụng CNTT.

Tác giả đƣa ra mô hình tƣơng đối phức tạp gồm các thành phần sau:

Hình 2.5 Mô hình Pin-Yu Chu

(Nguồn: Pin-Yu Chu)

Mức độ hữu dụng

Mức độ dễ sử dụng

Thái độ

Yếu tố xã hội Niềm tin sơ cấp

Niềm tin thứ cấp

Kiểm soát hành vi Điều kiện thuận lợi

Khả năng ứng dụng

Hành vi Ý định hành vi

-26-

Pin-Yu Chu đã xác định đƣợc một số yếu tố tác động đến hành vi nộp thuế điện tử đƣợc liệt kê theo thứ tự giảm dần: kiểm soát hành vi, thái độ, mức độ dễ sử dụng, yếu tố xã hội, mức độ hiệu quả, điều kiện thuận lợi.

2.4.4 Mô hình Suhani Anuar

Suhani Anuar thuộc bộ phận Thuế doanh thu nội địa Malaysia và Radiah Othman thuộc Khoa Kế Toán, Trƣờng Đại học Công nghệ MARA ShahAlam, Selangor Malaysia (2010) đã nghiên cứu những nhân tố tác động đến thực hiện khai thuế qua mạng thông qua phần mềm khai thuế E-Bayaran với 6 yếu tố tác động đƣợc khảo sát [39]:

 Mức độ dễ dàng sử dụng (Perceived ease of use-PEOU).

 Mức độ hữu dụng (Perceived usefulness-PU).

 Mức độ tin cậy (Perceived credibility-PC).

 Lƣợng thông tin (Amount of information-AOI).

 Khả năng ứng dụng (Selt-Efficacy-SE).

 Yếu tố xã hội (Subjective norms-SN). Với mô hình đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Hình 2.6 Mô hình Suhani Anuar

(Nguồn: Suhani Anuar)

Về nghiên cứu trong nƣớc, Trần Văn Hanh (2012) cũng đã dựa trên mô hình 6 nhân tố của Suhani Anuar và Radiah Othman để nghiên cứu các nhân tố tác động đến

Mức độ hữu dụng (Perceived usefulness-PU)

Mức độ dễ sử dụng (Perceived ease of use-PEOU)

Yếu tố xã hội (Subiective norms-SN)

Khả năng ứng dụng công nghệ (Selt-Efficacy-SE) Mức độ tin cậy (Perceived credibility-PC)

Lƣợng tin (Amount of information-AOI)

Ý định sử dụ ng (Intention to use - INT)

-27-

việc kê khai thuế qua mạng trên địa bàn TP. HCM. Và năm 2013, Đỗ Thị Sâm thực hiện đề tài “Những yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng: Nghiên cứu tình huống tại Chi cục thuế quận 7” dựa trên cơ sở lý thuyết TAM mở rộng, nhóm tác giả đƣa ra 6 yếu tố nghiên cứu gồm: nhận thức hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, niềm tin, nhận thức rào cản chuyển đổi.

Kết luận chƣơng 2

Kết thúc chƣơng 2, đề tài nghiên cứu về mặt lý thuyết những khía cạnh trọng yếu về kê khai thuế qua mạng nhƣ: phân tích hành vi, sự hài lòng NNT. Đây là cơ sở để xây dựng thang đo phù hợp với NNT. Đề tài tham khảo từ những bài nghiên cứu trƣớc và ứng dụng vào hệ thống kê khai thuế qua mạng của Việt Nam. Từ những phân tích này. Tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu sự chấp thuận khai thuế qua mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng gồm 6 yếu tố trong chƣơng tiếp theo.

-28-

CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu

Qua các mô hình nghiên cứu ở mục 2.4, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài dựa trên mô hình phân tích của nhóm tác giả Suhani Anuar và Radiah Othman, mô hình đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chấp nhận và đƣợc đăng trên tạp chí khoa học quốc tế về hệ thống thông tin công cộng năm 2010. Ngoài ra, đặc điểm kinh tế, dân cƣ giữa Việt Nam và Malaysia có nét tƣơng đồng. Mô hình này đƣợc khảo sát rộng nên khả năng chính xác cao, có những nhân tố nghiên cứu phù hợp với văn hóa kinh tế Việt Nam hiện nay. Mô hình nghiên cứu các yếu tố đƣợc đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo đƣợc các biến khảo sát cần thiết để tiến hành phân tích theo phƣơng pháp định lƣợng đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố.

Hình 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu của tác giả

Mức hữu dụng Mức dễ sử dụng

Yếu tố xã hội

Khả năng ứng dụng công nghệ Mức độ tin tƣởng

Thông tin công về công nghệ

Chấp thuận

kê khai

thu

ế qua

-29-

3.1.2 Các biến giả thuyết trong nghiên cứu

Giả thuyết H1: Mức dễ dàng sử dụng có tác động cùng chiều tới chấp thuận kê khai thuế qua mạng. Khi mức độ dễ dàng sử dụng càng cao thì NNT sẽ càng chấp thuận khai thuế qua mạng và ngƣợc lại. Nghĩa là khi thực hiện khai thuế qua mạng NNT cảm thấy không cần học hỏi nhiều hay phải mất nhiều thời gian để thực hiện thì sự chấp thuận tuân thủ của hạo càng cao.

Giả thuyết H2: Mức hữu dụng có tác động cùng chiều tới việc chấp thuận kê khai thuế qua mạng. Khi mức độ hữu dụng của việc kê khai thuế qua mạng càng cao thì càng làm tăng sự chấp thuận khai thuế qua mạng của NNT, còn khi mức độ hữu dụng giảm thì sự chấp thuận khai thuế qua mạng của NNT giảm. NNT sẽ sẵn sàng khai thuế qua mạng khi cảm nhận đƣợc sự đƣợc ứng dụng mà họ sử dụng đem lại nhiều lợi ích, làm cho năng suất làm việc của họ gia tăng, họ giải quyết đƣợc nhiều công việc hơn và chất lƣợng công việc cũng cao hơn.

Giả thuyết H3: Mức độ tin cậy có tác động cùng chiều với việc chấp thuận khai thuế qua mạng của NNT. Khi khai thuế qua mạng tạo đƣợc sự tin cậy cao trong lòng NNT thì họ sẽ càng chấp thuận khai thuế qua mạng. Việc khai thuế qua mạng sẽ đƣợc NNT chấp thuận cao hơn khi hệ thống mạng và khai thuế tạo đƣợc lòng tin về thông tin cá nhận, tài liệu giao dịch với cơ quan thuế đƣợc bảo mật tốt.

Giả thuyết H4: Thông tin về hệ thống kê khai thuế qua mạng có tác cùng chiều với sự chấp thuận khai thuế qua mạng. NNT càng nhận đƣợc nhiều thông tin về khai thuế qua mạng thì sự chấp thuận khai thuế qua mạng của họ càng tăng và ngƣợc lại. Nếu cơ quan thuế tuyên truyền tốt các thông tin về khai thuế qua mạng thì NNT sẽ càng cảm thấy việc khai thuế qua mạng là cần thiết và khai thuế qua mạng là một điều hiển nhiên phải thực hiện.

Giả thuyết H5: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin có tác động cùng chiều đến sự chấp thuận khai thuế qua mạng của NNT. Nếu khả năng sử dụng công nghệ của NNT càng cao thì càng làm tăng sự chấp hành khai thuế qua mạng, còn khi khả năng ứng dụng công nghệ của họ yếu kém thì làm giảm sự chấp thuận khai thuế qua mạng. Khi ngƣời nộp thuế cảm thấy việc sử dụng các ứng dụng khai thuế qua mạng đơn giản, họ có thể xử lý các lỗi hệ thống, phần mềm ứng dụng thì mức độ chấp thuận của họ càng cao.

-30-

Giả thuyết H6: Yếu tố xã hội có tác động cùng chiều đến sự chấp thuận khai thuế qua mạng. Sự chấp thuận của khai thuế qua mạng sẽ tăng khi mỗi ngƣời xung quanh ủng hộ sử dụng khai thuế qua mạng và ngƣợc lại, sự chấp thuận khai thuế qua mạng sẽ giảm khi mọi ngƣời xung quanh cảm thấy chán nản, mất tin cậy vào nó.

3.2 THIẾT KẾ KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

3.2.1 Thiết kế khung phân tích

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả để đề xuất)

P/T hồi quy P/T kiểm định thang đo P/T tin cậy thang đo P/T tƣơng quan P/T Thống kê mô tả P/T ảnh hƣởng biến định tính Kết luận Giải Pháp P/T đánh giá Lý thuyết và mô hình về các yếu tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng. Nhằm khảo sát, đánh giá và đo lƣờng sự tác động của các yếu tố đi phân tích.

Phỏng vấn chuyên gia Thang đo nháp 2 Khảo sát thử (phi thống kê) k/s chính thức Lập bảng câu Chọn mẫu khảo sát

Gửi bảng câu hỏi Điều chỉnh Mục đích nghiên cứu Thang đo nháp 1 Phân Tích Xử lý số liệu thu đƣợc Nhận phản hồi

-31-

3.2.2 Phƣơng pháp phân tích

3.2.2.1 Xây dựng thang đo về sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng

Theo nghiên cứu của SUHANI ANUAR và cộng sự (2010), mô hình nghiên cứu 6 yếu tố tác động với 30 biến khảo sát, dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm.

Trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động khai thuế qua mạng của đề tài này, tác giả xây dựng thang đo nháp gồm 06 biến độc lập:

 Mức độ dễ dàng sử dụng (5 biến quan sát)

 Mức độ hữu dụng (5 biến quan sát)

 Mức độ tin cậy (5 biến quan sát)

 Lƣợng thông tin (5 biến quan sát)

 Khả năng ứng dụng (5 biến quan sát)

 Yếu tố xã hội (5 biến quan sát).

Đề tài sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 tới 5 tƣơng đƣơng với các ý kiến từ 1 đến 5 với mức tƣơng ứng “Hoàn toàn không đồng ý” tới “Hoàn toàn đồng ý” nhƣ sau (bảng 3.1):

-32-

Bảng 3.1 Thang đo mức độ tác động của các yếu tố đối với kê khai thuế qua mạng

STT Yếu tố Mã hóa

I Thang đo mức độ dễ sử dụng

1 Dễ dàng thực hiện ứng dụng DD1

2 Quy trình kê khai đơn giản DD2

3 Giao diện đơn giản dễ thao tác DD3 4 Quá trình kết xuất file và chuyển file đơn giản DD4 5 NNT không mất nhiều thời gian để làm quen DD5 II Thang đo mức độ hữu dụng

1 Phần mềm ứng dụng khai thuế cho nhiều sắc thuế HD1

2 Rút ngắn thời gian khai thuế HD2

3 Khả năng truyền tải nhanh chóng HD3 4 Tăng hiệu quả làm việc khi sử dụng ứng dụng HD4

5 Tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí HD5

III Thang đo mức độ tin cậy

1 Bảo mật thông tin cao TC1

2 Không mất lỗi hệ thống TC2

3 Đƣợc nhiều NNT tin dùng TC3

4 Giảm bớt đƣợc thủ tục hành chính TC4 5 Ứng dụng ƣu việc hơn các ứng dụng khác TC5 IV Thang đo về thông tin

1 Đƣợc hƣớng dẫn rõ ràng TT1

2 Đƣợc hỗ trợ khi gặp sự cố khi sử dụng TT2 3 Thông tin đƣợc phổ biến trên thông tin đại chúng TT3 4 Phần mềm tự cập nhật mới khi có thay đổi chính sách thuế TT4 5 Thông tin về dịch vụ đi kèm đƣợc công khai, minh bạch TT5 V Thang đo khả năng ứng dụng công nghệ

1 Phần mềm ứng dụng sử dụng đơn giản UD1 2 Có thể tự tìm hiểu sử dụng phần mềm ứng dụng này UD2 3 Tự xử lý sự cố khi hệ thống gặp lỗi UD3 4 Thoải mái khi sử dụng phần mềm ứng dụng UD4 5 Có thể sử dụng kê khai thuế khi không có hƣớng dẫn UD5 VI Thang đo yếu tố xã hội

1 Theo xu hƣớng chung XH1

2 Theo khuyến cáo của CQT XH2

3 Theo ý kiến của mọi ngƣời xung quanh XH3 4 Ảnh hƣởng bởi các kênh truyền thông XH4 5 Theo tƣ vấn của nhà cung cấp dịch vụ đi kèm XH5

-33-

3.2.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi đƣợc thực hiện theo tiến trình nhƣ sau:

Các biến quan sát theo giả thuyết đƣợc kiểm định qua phƣơng pháp khảo sát chuyên gia gồm những ngƣời am hiểu quy trình kê khai thuế qua mạng, bộ phận tin học của cục thuế Bình Dƣơng và kế toán thuế làm việc lâu năm trong các doanh nghiệp. Khảo sát chuyên gia để kiểm định tầm quan trọng của các biến và làm cơ sở thiết kế bảng câu hỏi.

 Kiểm tra nội dung bảng câu hỏi.

 Cấu trúc bảng câu hỏi đƣợc thiết kế nhƣ sau: Phần I: Thông tin về doanh nghiệp.

Phần II. Đánh giá các yếu tố tác động đến khai thuế qua mạng.

Phần III: Thông tin chung về doanh nghiệp và ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Sau khi xây dựng đƣợc bảng câu hỏi khảo sát, bắt đầu khảo sát thử nghiệm trực tiếp bằng câu hỏi khảo sát trên giấy với số doanh nghiệp là 20, con số này không mang tính thống kê mà chỉ là thử nghiệm để điều chỉnh sai xót nội dung bảng câu hỏi cho phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu đối với ngƣời đƣợc khảo sát.

3.2.2.3 Nghiên cứu chính thức

Kích thƣớc mẫu: Đề tài thu thập số liệu phục vụ cho gia đoạn nghiên cứu định lƣợng bằng cách gửi bảng câu hỏi chính thức đến các doanh nghiệp đang thực hiện kê khai thuế qua mạng thông qua email, địa chỉ email này đƣợc cung cấp bởi bộ phận phòng kê khai và tin học Cục thuế và các Chi cục thuế huyện thị ở Bình Dƣơng. Tính đến thời điểm 30 tháng 04 năm 2014 có 21.914 doanh nghiệp đang hoạt động đƣợc quản lý bằng phần mềm TIN, nhƣng số lƣợng thực tế đang hoạt động là 16.113 số ngƣng nghỉ 5.801 đơn vị, đã đăng ký tài khoản sử dụng là 14.181 còn khoản 1.832 đơn vị do mới thành lập, trong quá trình tạm ngƣng hoạt động và hạch toán phụ thuộc nên mẫu số các doanh nghiệp đƣợc chọn để gửi bảng câu hỏi khảo sát của đề tài là những doanh nghiệp đã thực hiên nộp tờ khai thuế qua mạng. Theo Hair & Ctg (2006) cho rằng để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng tối thiểu là 5:1 [23], do đó, dựa trên số biến quan sát của thang đo, số lƣợng mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải là 150 mẫu.

-34-

Theo Tabachnick & Fidell (2007) [42], chọn kích thƣớc mẫu trong phân tích hồi quy phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lƣợng biến độc lập,… Công thức đƣợc đƣa ra để tính kích thƣớc mẫu của phân tích hồi quy là: n ≥ 8p + 50.

Trong đó: n: số mẫu cần khảo sát,

p: số biến độc lập của mô hình. Nghĩa là sẽ cần chọn ít nhất 98 mẫu

Do đó, theo Hair và Tabachnick thì để phân tích nhân tố khám phá, hồi quy, kiểm định…, đề tài phải khảo sát ít nhất 150 mẫu.

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)