Phân tích hồi quy bội sẽ đuợc thực hiện với 6 biến độc lập gồm: (1) Yếu tố bên ngoài ngân hàng, (2) Yếu tố bên trong ngân hàng, (3) Yếu tố thu nhập của khách hàng, (4) Yếu tố nhân thân của khách hàng, (5) Yếu tố thuộc về khoản vay và (6) Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo, biến phụ thuộc là Quyết định cho vay.
Phân tích hồi quy đuợc thực hiện bằng phương pháp thứ bậc. Giá trị của các nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát cho từng yếu tố đã đuợc kiểm định.
Mô hình hồi quy đuợc phát triển như sau:
Y = β0 + β1 X 1 + β2 X 2 + β3 X 3 + β4 X 4 + β5 X 5 + β6 X 6
Trong dó:
Y: Biến phụ thuộc thể hiện Quyết định cho vay
X1, X 2, X 3, X 4, X 5, X6 các biến độc lập theo thứ tự :Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố
64
nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản vay và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo
β0 ,β1 ,β2, β3 ,β4 ,β5, β6: các hệ số hồi quy riêng phần.
Một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính là không có một biến giải thích nào đuợc biểu thị duới dạng tổ hợp tuyến tính với các biến còn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy khi đó xảy ra hiện tuợng đa cộng tuyến.
4.7.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy bội
Hệ số xác dịnh R2 đo luờng tỷ lệ tổng biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình.Giá trị của R2 càng cao thì khảnăng giải thích của mô hình hồi quy càng lớn và việc dựđoán biến phụ thuộc càng chính xác.Hệ số xác định R2là chỉ sốdùng đểđánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội.
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thiết vềđộ phù hợp của mô hình .Ở đây ta xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Giả thiết Ho là β0 = β1 =β2=β3 =β4 = β5= β6= 0.Nếu giá trị F có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê (sig. rất nhỏ), giả thuyết thuần của mối quan hệ không tuyến tính bị bác bỏ, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Trong mô hình hồi quy bội, vì có nhiều biến độc lập nên phải sử dụng hệ số hiệu chỉnh R2 để thay cho R2 khi so sánh các mô hình với nhau. Hệ số R giúp điều chỉnh mức độ phù hợp của mô hình: nghĩa là kiểm tra những mô hình có nhiều biến phụ thuộc nhưng thực sự trong đó có một số biến không giúp bao nhiêu cho việc giải thích biến thiên của biến độc lập (Nguyễn Ðình Thọ, 2011).
65
Bảng 4.6 Bảng tóm tắt mô hình
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
6 0,814f 0,662 0,656 0,311
f. Biến độc lập: Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản vay
và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo
Bảng 4.7 Bảng ANOVA trong kiểm định F ANOVA
Mô hình Chênh lệch
bình phương df
Chênh lệch bình
quân bình phương F Sig.
6
Hồi quy 65,103 6 10,85 112,118 0,000
Phần dư 33,194 343 0,095
Tổng 98,297 349
f. Biến độc lập: Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản
vay và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo
Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0,00. Như vậy mô hình hồi quy phù hợp. Hệ số R2 hiệu chỉnh (= 0,656) cho thấy độ tương thích của mô hình là 65,6% hay nói cách khác khoảng 65,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc Quyết định cho vay được giải thích bởi 6 biến độc lập là Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản vay và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo.
Kết quả Collinearity Statistics chuẩn hóa hiện tuợng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình đều rất nhỏ (giá trị từ 1,339 đến 1,823) thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập không đáng kể và các biến độc lập trong mô hình đều đuợc chấp nhận. Do đó, sẽ an toàn khi bác bỏ giả thiết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0.
66
Bảng 4.8 Hiện tuợng đa cộng tuyến: Ðánh giá giá trị dung sai và VIF
Các biến Dung sai VIF
Bên ngoài ngân hàng 0,747 1,339
Bên trong ngân hàng 0,632 1,583
Thu nhập của khách hàng 0,549 1,823
Nhân thân của khách hàng 0,676 1,478
Khoản vay 0,641 1,559
Tài sản đảm bảo 0,734 1,363
Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.
4.7.3 Kiểm dịnh các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết đã được đặt ra như sau:
H1: Nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
H2: Nhóm yếu tố nội tại của Ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
H3: Nhóm yếu tố thuộc về thu nhập của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
H4: Nhóm yếu tố thuộc về nhân thân của khách hàng có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
H5: Nhóm yếu tố thuộc về khoản vay có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
67
H6: Nhóm yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội tại Bảng 4.8 cho thấy Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản vay và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo đều là các chỉ số dự báo có ý nghĩa đối với Quyết định cho vay dựa trên cảm nhận của các cán bộ, chuyên viên tại các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn TP HCM (tất cả các Sig. dều <0,05).
Do đó, Yếu tố bên ngoài ngân hàng, Yếu tố bên trong ngân hàng, Yếu tố thu nhập của khách hàng, Yếu tố nhân thân của khách hàng, Yếu tố thuộc về khoản vay và Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo là sáu yếu tố ảnh huởng đến Quyết định cho vay và các giả thuyết H1, H2, H3,H4, H5, H6 đều được chấp nhận.
Bảng 4.9 Bảng kiểm định giả thuyết
Các biến Hệ số hồi quy chưa
chuẩn hóa Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Giá trị T Mức ý nghĩa T của sig Phụ thuộc Độc lập B Std. Error Beta ,000 Quyết định cho vay -1,490 0,223 -6,689 0,000
Bên ngoài ngân hàng 0,192 0,049 0,154 3,925 0,000 Bên trong ngân hàng 0,247 0,051 0,204 4,819 0,000 Thu nhập của khách
hàng 0,209 0,044 0,183 4,785 0,000
Nhân thân của khách
hàng 0,297 0,037 0,288 7,933 0,000
Khoản vay 0,205 0,038 0,215 5,447 0,000
68
Biến phụ thuộc quyết định cho vay cá nhân đuợc giải thích bởi sáu biến độc lập là (1) Yếu tố bên ngoài ngân hàng, (2)Yếu tố bên trong ngân hàng, (3) Yếu tố thu nhập của khách hàng, (4) Yếu tố nhân thân của khách hàng, (5) Yếu tố thuộc về khoản vay và (6)Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo. Như vậy, phương trình hồi quy thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cho người có thu nhập thấp tại các NH TMCP NN dựa trên cảm nhận của cán bộ, nhân viên ngân hàng với dữ liệu sau khi chuẩn hóa là:
Y = 0,138 + 0,154 X 1 + 0,204 X 2 + 0,288 X 3 + 0,156 X 4 + 0,183 X 5 +0,215 X 6
Phương trình hồi quy sau khi chuẩn hóa cho thấy thành phần Yếu tố thu nhập của khách hàng(với β0,288) tác động mạnh nhất đến Quyết định cho vay của cán bộ, chuyên viên tín dụng tại các NH TMCP nhà nước đối với người có thu nhập thấp trên địa bàn TP HCM; thứ hai là Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo (với β 0,215); thứ ba là Yếu tố bên trong ngân hàng (với β 0,204); tiếp theo là Yếu tố thuộc về khoản vay (với β 0,183); kế tiếp là Yếu tố nhân thân của khách hàng (với β 0,156) và cuối cùng là Yếu tố bên ngoài ngân hàng (với β 0,154). Các thành phần đều tác động cùng chiều với biến Quyết định cho vay.
Kết quả nghiên cứu định lượng nhìn chung khá phù hợp với cơ sở lý thuyết, cụ thể :
Nhóm yếu tố thu nhập của khách hàng: Đây là nhóm yếu tố quan tâm hàng đầu của các NHTM CP NN trong việc ra quyết định cấp tín dụng (với β = 0,288). Hầu hết các ngân hàng không có sự phân biệt nào giữa các khách hàng khi sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng, quan trọng là khách hàng phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn trả nợ trong tương lai. Nhóm đối tượng có thu nhập thấp thường khó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu này và xu hướng cho vay của NHTM CP NN đối với đối tượng khách hàng này cũng rất thấp. Do vậy, để mở rộng tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp, Chính phủ sẽ phải bù đắp để tăng tính hấp dẫn cho phân khúc thị trường này.
69
Nhóm yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo (với β 0,215): môi trường kinh tế luôn thay đổi do vậy rủi ro khách hàng vay gặp khó khăn, không trả được nợ vẫn thường xảy ra làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Do đó các Ngân hàng luôn phải quan tâm đến tài sản đảm bảo cho khoản vay. Việc đảm bảo cho khoản vay đã trở thành yếu tố quan trọng thứ hai trong việc xét duyệt cho vay của các ngân hàng đối với người có thu nhập thấp.
Nhóm yếu tố nội tại của ngân hàng(với β 0,204): Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy rằng các ngân hàng có năng lực về nguồn vốn lớn, dài hạn, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại… sẽ tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Nhóm yếu tố thuộc về khoản vay (với β 0,183): bao gồm quy mô khoản vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, tỷ lệ hạn mức vốn vay … Kết quả nghiên cứu định lượng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ khi NHTM CP NN cho rằng họ quan tâm đến các khoản vay có giá trị cao, lãi suất thỏa thuận được, thời hạn ngắn… vì theo đánh giá của các NHTM CP NN đó chính là những điểm hấp dẫn, có thể mang lại lợi nhuận cao, rủi ro thấp cho các ngân hàng và điều tất yếu là các NHTM CP NN sẽ phải ưu tiên lựa chọn trong điều kiện các nguồn lực của ngân hàng là có giới hạn.
Nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng: đây được đánh giá là nhóm yếu tố tác động ít nhất đến quyết định cho vay mua nhà của NHTM CP NN đối với đối tượng người có thu nhập thấp (với β 0,154). Trong phần cơ sở lý thuyết, các học giả đều cho rằng đây là vấn đề mang tính xã hội, phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Để phát triển thị trường này, Nhà nước phải có những chính sách đồng bộ hỗ trợ thị trường phát triển về mặt pháp lý (thủ tục đơn giản, giảm tiền thuê đất, thuế…); tài chính nhà ở (nguồn vốn dài hạn từ NSNN, khuyến khích các NHTM phát triển thị trường này…); ổn định nền kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp…).
70
Nhóm yếu tố thuộc về nhân thân khách hàng: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhân thân của khách hàng cũng ảnh hưởng tới quyết định cho vay, phù hợp với cơ sở lý thuyết (với β 0,156). Những người có tư cách tốt, sẽ nỗ lực đến cùng để hoàn trả nợ vay, không giống như những chỉ báo về năng lực tài chính được thể hiện qua nguồn thu nhập, tư cách của khách hàng là yếu tố bên trong để đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự đáng tin cậy của khách hàng.
71
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu trong phần định lượng cho thấy có 6 nhóm yếu tố tác động đến quyết định cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đối với người có thu nhấp thấp bao gồm : nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng, nhóm yếu tố bên trong ngân hàng, nhóm yếu tố về thu nhập của khách hàng, nhóm yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo, nhóm yếu tố thuộc về khoản vay, nhóm yếu tố thuộc về nhân thân khách hàng. Phương trình hồi với dữ liệu sau khi chuẩn hóa là:
Y = 0,138 + 0,154 X 1 + 0,204 X 2 + 0,288 X 3 + 0,156 X 4 + 0,183 X 5 +0,215 X 6
Các thành phần ảnh hưởng đến Quyết định cho vay của cán bộ, chuyên viên tín dụng tại các NH TMCP nhà nước đối với người có thu nhập thấp trên địa bàn TP HCM đều tác động cùng chiều với biến Quyết định cho vay, trong đó yếu tố thu nhập của khách hàng (với β 0,288) tác động mạnh nhất; thứ hai là Yếu tố thuộc về tài sản đảm bảo (với β 0,215); thứ ba là Yếu tố bên trong ngân hàng (với β 0,204); tiếp theo là Yếu tố thuộc về khoản vay (với β 0,183); kế tiếp là Yếu tố nhân thân của khách hàng (với β 0,156) và cuối cùng là Yếu tố bên ngoài ngân hàng (với β 0,154).
Kết quả nghiên cứu định lượng phù hợp với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.
5.2 Kiến nghị
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, dự báo về nhu cầu nhà ở, tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.HCM, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển hoạt động tín dụng nhà ở, giúp cho các đối tượng có TNT trên địa bàn có thể cải thiện vấn đề chỗ ở, từ đó góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hộinhư sau:
72
5.2.1 Đối với người có thu nhập thấp
Theo như kết quả nghiên cứu thì nhóm yếu tố thu nhập và nhân thân của người có thu nhập thấp có vai trò rất lớn trong quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, cả hai nhóm yếu tố này đều thuộc về bản thân người có thu nhập thấp .Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nghèo, Nhà nước cũng như các Ngân hàng không thể hỗ trợ tất cả các nhóm đối tượng mà chỉ hỗ trợ một số cá nhân đảm bảo những điều kiện tối thiểu. Vì vậy, để có thể tiếp cận những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là từ Ngân hàng thương mại thì người có thu nhập thấp cần phải:
Tiết kiệm một số vốn nhất định
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng chứng minh năng lực tài chính của mình bằng cách có một số vốn tối thiểu tham gia vào phương án thường là 20% phương án (đối với một số chương trình hỗ trợ của Nhà nước) và 30% tổng vốn đầu tư (đối với các Ngân hàng thương mại). Vì vậy, người dân muốn sở hữu một căn nhà thì phải có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, thích hợp nhằm tạo quỹ tiết kiệm mua nhà ở trong tương lai.
Ngoài ra, hàng tháng người dân có thể tham gia các chương trình tiền gửi tiết kiệm, hỗ trợ của các quỹ như Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác BĐS v.v… Khách hàng được hưởng lãi suất tiết kiệm và có được quyền mua nhà giá rẻ, được hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất thấp.
Hoàn thiện bộ hồ sơ tín dụng
Hồ sơ tín dụng là một trong những điều kiện xét duyệt ban đầu trước khi