Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới QUYẾT ĐỊNH CHO VAY MUA NHÀ đối với NGƯỜI có THU NHẬP THẤP tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ nước TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 50)

Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu:

Theo mô hình quyết định tín dụng của tác giả Lê Văn Tề (2009), và các bài nghiên cứu của các tác giả Trần Hà Kim Thanh (2011), Trần Thị Kim Oanh (2013), Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013), Đường Thị Thanh Hải (2014) ta có thể khái quát có bốn nhóm yếu tố chính tác động tới quyết định cho vay đó là các yếu tố về người đi vay, yếu tố về bên ngoài ngân hàng, yếu tố thuộc về nội tại ngân hàng và yếu tố phương án vay.

Dựa trên những bài nghiên cứu này, kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên sâu các giám đốc, trưởng phòng của chi nhánh các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước trên địa bàn TP HCM tác giả đưa ra mô hình đề xuất các biến ảnh hưởng tới quyết định cho vay đối với người có thu nhập thấp của các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như sau:

40

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu: gồm một biến phụ thuộc và bốn biến độc lập. Với các giả thuyết:

Các yếu tố bên ngoài ngân hàng:

Các yếu tố bên ngoài ngân hàng như: điều kiện kinh tế, chính sách của Chính phủ, thị trường bất động sản, chủ đầu tư… không những có vai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cá nhân, chủ đầu tư xây dựng nhà ở mà ngân hàng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển, Chính phủ có những quy định ưu đãi, hỗ trợ trong việc cho vay thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra

Quyết định cho vay của

ngân hàng Các yếu tố bên ngoài ngân hàng Các yếu tố thuộc về năng lực khách hàng Các yếu tố thuộc phương án vay Các yếu tố bên trong ngân hàng

41

H1: Nhóm yếu tố bên ngoài ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp

Các yếu tố từ phía ngân hàng

Đây là các yếu tố thuộc về bản thân, nội tại các ngân hàng như mục tiêu, chính sách tín dụng; quy trình tín dụng, công tác thẩm định; rủi ro tín dụng, mô hình đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng; cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn và đội ngũ nhân sự; cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ; hoạt động marketing tiếp thị… ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng nói chung và trực tiếp đến hoạt động tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp nói riêng.

H2: Nhóm yếu tố nội tại của Ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp

Yếu tố về phương án cho vay.

Đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, thời gian vay vốn có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không; Các yếu tố về tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…

H3: Nhóm yếu tố thuộc về khoản vay có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp

Các yếu tố từ phía khách hàng:

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, mục tiêu an toàn và hiệu quả luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để các ngân hàng đồng ý tài trợ, phát triển phân khúc thị trường, ngoài yếu tố vĩ mô thì sự nỗ lực từ phía bản thân người vay vẫn là quan trọng nhất. Khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu của ngân hàng và pháp luật.

42

H4: Nhóm yếu tố từ phía khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay mua nhà của ngân hàng đối với người có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới QUYẾT ĐỊNH CHO VAY MUA NHÀ đối với NGƯỜI có THU NHẬP THẤP tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ nước TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)