Kiểm định thang đo trong nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới QUYẾT ĐỊNH CHO VAY MUA NHÀ đối với NGƯỜI có THU NHẬP THẤP tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ nước TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 54)

Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha của các thang đo bốn thành phần ảnh hưởng tới quyết định đối với người có thu nhập thấp dựa trên cảm nhận của chuyên viên, cán bộ tín dụng được thể hiện trong Phụ lục 4, các thang đo thể hiện bằng 35 biến quan sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đạt yêu cầu. Cụ thể, Cronbach’s alpha của nhóm các yếu tố bên ngoài là 0,753; Cronbach’s alpha của các yếu tố bên trong ngân hàng là 0,631; Cronbach’s alpha của Năng lực khách hàng là 0,735(Cronbach’s alpha của Năng lực khách hàng chạy lần thứ nhất là 0,712; sau khi loại bỏ biến KH6 thì Cronbach’s alpha của nhóm Năng lực khách hàng là 0,701; tiếp tục loại bỏ biến KH10 thì Cronbach’s alpha của Sự đồng cảm là 0,735); Cronbach’s alpha của nhóm phương án cho vay là 0,795 (Cronbach’s alpha của nhóm phương án cho vay chạy lần thứ nhất là 0,724, sau khi loại bỏ biến PA9 thì Cronbach’s alpha của nhóm phương án cho vay là 0,795).Cronbach’s alpha của quyết định cho vay là 0,839. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.

Sau khi loại bỏ 3 biến quan sát là KH6, KH10, PA9 thì còn lại 32 biến quan sát được dùng để phân tích nhân tố EFA.

3.3.7 Phân tích nhân tố EFA trong nghiên cứu sơ bộ

Trong nghiên cứu sơ bộ này có 30 biến quan sát dùng để đo lường cho 4 biến độc lập là nhóm các yếu tố bên ngoài ngân hàng, nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng, nhóm yếu tố thuộc về năng lực khách hàng và nhóm yếu tố thuộc về phương án cho vay được đưa vào phân tích nhân tố sơ bộ (Phụ lục 4.2 ). Kết quả thu được như sau:

- Hệ số KMO = 0,626 (Thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1) với mức ý nghĩa Sig.= 0.000 trong kiểm định Barlett’s (Sig. <0,05). Do đó dữ liệu dùng trong phân tích nhân tố là thích hợp và các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

47

- Kết quả phân tích cho thấy số lượng 4 nhân tố là thích hợp, chúng được trích tại Eigenvalue = 2,209 > 1 và tổng phương sai trích là 71,632% (>50%), như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. Hệ số Cumulative % cho biết 5 nhân tố đầu tiên giải thích được 71,632% biến thiên của dữ liệu.

Các thang đo bốn thành phầnảnh tới quyết định cho vay dựa trên cảm nhận, đánh giá của các cán bộ, chuyên viên tín dụng ngân hàng sau khi đã loại bỏ ba biến KH6,KH10,PA9 đều có Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu nên có thể dùng thang đo này để thực hiện nghiên cứu chính thức. Thang đo nhóm yếu tố thuộc về năng lực khách hàng được điều chỉnh còn 8 biến quan sát, thang đo nhóm yếu tố thuộc về phương án cho vay được điều chỉnh còn 9 biến quan sát (Xem bảng 3.2). Thang đo còn lại bao gồm nhóm các yếu tố bên ngoài ngân hàng (9 biến quan sát), nhóm yếu tố thuộc về ngân hàng (5 biến quan sát) không thay đổi so với thang đo ban đầu . Thang đo các yếu tốảnh tới quyết định cho vay được điều chỉnh còn 30 biến quan sát.

48

Bảng 3.2 Kết quả phân tích nhân trong nghiên cứu sơ bộ

Biến quan sát Hê số tải nhân tố

1 2 3 4 BN1 0,799 BN2 0,771 BN3 0,699 BN4 0,733 BN5 0,776 BN6 0,826 BN7 0,808 BN8 0,763 BN9 0,753 NH1 0,848 NH2 0,832 NH3 0,751 NH4 0,837 NH5 0,881 KH1 0,845 KH2 0,811 KH3 0,800 KH4 0,834 KH5 0,751 KH7 0,747 KH8 0,810 KH9 0,823 PA1 0,678 PA2 0,644 PA3 0,658 PA4 0,787 PA5 0,785 PA6 0,806 PA7 0,830 PA8 0,769

49

Bảng 3.3 Các biến quan sát của nhóm yếu tố thuộc về năng lực khách hàng và nhóm yếu tố thuộc về phương án cho vay sau khi điều chỉnh

NỘI DUNG MÃ HOÁ BIẾN

Các yếu tố thuộc về năng lực khách hàng

1 Mức lương KH1

2 Nguồn thu nhập khác KH2

3 Tính ổn định của thu nhập KH3

4 Chứng minh nguồn thu nhập KH4

5 Khả năng tích luỹ KH5

6 Nghề nghiệp hiện tại KH7

7 Kinh nghiệm làm việc KH8

8 Chức vụ đang làm KH9

Các yếu tố thuộc về phương án cho vay

1 Giá trị khoản vay PA1

2 Thời gian vay PA2

3 Lãi suất PA3

4 Phương thức trả nợ PA4

5 Vốn tự có PA5

6 Giá trị tài sản đảm bảo PA6

7 Tỷ lệ dư nợ/tài sản đảm bảo PA7

8 Tính pháp lý của tài sản đảm bảo PA8

3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gửi mail cho các cán bộ, chuyên viên tín dụng tại các NHTMNN trên địa bàn TP HCM với bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Dữ liệu thu được sẽ xử lý và đưa vào mô hình nghiên cứu.

50

3.4.1 Chọn mẫu và thu thập số liệu

Võ Hải Thuỷ (2011), nói về phương pháp thu thập dự liệu sơ cấp trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội, thì điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả tiến hành chọn mẫu trong 300 cán bộ tín dụng (đây là những người tiếp xúc cũng như thu thập hồ sơ trực tiếp từ khách hàng để đưa ra những quyết định sơ bộ có nhận hồ sơ hay không đồng thời đánh giá, phân tích và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng), cán bộ quản lý tín dụng (trưởng, phó phòng tín dụng) và cán bộ quản lý phòng giao dịch, chi nhánh bằng việc phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi (Phụ lục 02) khảo sát tại các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đang hoạt động tại TP HCM. Lý do lựa chọn phương pháp lấy mẫu này vì người phỏng vấn có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu, mặt khác nó cũng ít tốn kém về mặt thời gian và chi phi để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Về quy mô mẫu nhiều chuyên gia có ý kiến khách nhau như: phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát ( Gorsuch, 1983); còn Hachtef cho rằng kích thước mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair &ctg, 1998) . Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2005). Theo đó trong đề tài này có tất cả 32 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 32 x 5 = 160 mẫu.Như vậy số lượng mẫu tác giả dự kiến 300 với đề tài này là hợp lý.

Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp tại Ngân hàng, gửi bảng hỏi tới người được khảo sát.

51

3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Tác giả phỏng vấn và gửi 300 bảng hỏi tới người được khảo sát, tuy nhiên chỉ thu về được 287 phiếu, dữ liệu thu thập được được tiến hành nhập liệu thông qua công cụ phần mềm SPSS 22.0, sau đó tiến hành làm sạch. Lý do: dữ liệu sau khi thu thập được loại bỏ những phiếu trống nhiều và phiếu không hợp lệ, sau đó được tiến hành nhập thô vào máy, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán; một số mẫu do đánh sai, thiếu sót xảy ra trong quá trình nhập liệu; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp đưa ra những thông tin chính xác có độ tin cậy cao. Phương pháp thực hiện: sử dụng bảng tần số để rà soát tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thông tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng công cụ phần mềm SPSS 22.0.

Kết hợp với việc rà soát tất cả các biến quan sát qua bảng tần số, đã tìm thấy 11 biến có thông tin sai lệch, như vậy chỉ còn lại 276 mẫu đạt yêu cầu. Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ tiếp tục đưa vào bước kiểm định thang đo

Các thang đo khoảng đại diện cho các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu này được đánh giá bằng phương pháp truyền thống, nghĩa là sử dụng các trị trung bình và độ lệch chuẩn trong thống kê mô tả.

Đầu tiên tác giả tiến hành phân tích thành phần EFA nhằm xác định các thành phần và biến quan sát giải thích cho thành phần. Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích các nhân tố chính, chỉ trích xuất các nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, sử dụng phép xoay nguyên gốc Varimax của các nhân tố để tối thiểu hóa các biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5. Hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 < KMO < 1) thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp.

Sau đó, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị

52

loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo trong nghiên cứu này là khi giá trị Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,7 trở lên.

Tiếp theo tác giả tiến hành phân tích tương quan để xem xét giá trị phân biệt của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị phân biệt mô tả mức độ mà một thang đo (biến quan sát) không giống với những thang đo (biến quan sát) khác mà về mặt lý thuyết chúng không nên giống nhau.Giá trị phân biệt được đánh giá bằng cách xem xét ma trận tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc và chọn ra những biến mà hệ số tương quan giữa chúng thấp. Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn hơn 0,85 chỉ ra một hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lường cùng một thứ (John và Benet-Martinez, 2000, dẫn theo Hoàng Thị Phương Thảo và các công sự, 2010). Vì thế hệ số tương quan của các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này nên nhỏ hơn 0,85 để đạt được yêu cầu về giá trị phân biệt.

Theo mô hình nghiên cứu đã được xây dựng từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, có bốn yếu tố nghiên cứu được hình thành đó là (1) Nhóm yếu tố bên ngoài , (2) Nhóm yếu tố bên trong ngân hàng, (3) Nhóm yếu tố thuộc về phương án vay, (4) Nhóm yếu tố từ phía khách hàng. Cả bốn yếu tố trên đều được đo dựa trên nhận thức của các cán bộ, chuyên viên tín dụng với thang đo Likert-5 mục. Phép kiểm định thống kê hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định các giả thuyết H1, H2, H3, H4,trong đó các biến độc lập là bốn yếu tố tác động tới quyết định cho vay và biến phụ thuộc là quyết định cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đối với người có thu nhập thấp trên địa bàn TP HCM.

Đối với mô hình nghiên cứu trong đó có những mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (giả thuyết) chưa có mối quan hệ vững chắc để suy diễn, hoặc chỉ từ dữ liệu khám phá, đặc biệt là trong trường hợp chúng ta điều chỉnh, bổ sung các mô hình hiện có trong ngữ cảnh cụ thể của Việt Nam, hay một ngành cụ thể nào đó của Việt Nam thì khi phân tích hồi quy ta sử dụng phương pháp thứ bậc là phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Dođó, trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp thứ bậc. Việc lựa chọn thứ tự của các biến

53

độc lập đưa vào mô hình dựa trên kết quả tổng kết các đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định cho vay trong nghiên cứu định tính .

Khi giải thích về phương trình hồi quy, nhà nghiên cứu cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến .Các biến có sự cộng tuyến cao có thể bóp méo kết quả và làm cho kết quả không ổn định và không tổng quát hóa .Theo Hair et al. (2006) có thể kiểm định đa cộng tuyến bằng cách tính giá trị dung sai hoặc hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor). Giá trị dung sai cao thể hiện sự đa cộng tuyến thấp, và giá trị dung sai càng tiến đến không thể hiện biến này hầu như được giải thích hoàn toàn bằng các biến khác. Hệ số VIF là giá trị nghịch đảo của giá trị dung sai, như vậy nếu hệ số VIF thấp thì mối quan hệ tương quan giữa các biến thấp. Nói chung ,nếu hệ số VIF lớn hơn 10, hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng đang tồn tại (Hoàng Thị Phương Thảo và các cộng sự, 2010).

Cuối cùng phân tích phương sai được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa biến nguyên nhân định tính và biến kết quả định lượng .Phân tích phương sai ANOVA là một công cụ thống kê dùng để so sánh nhiều giá trị trung bình với nhau. Việc sử dụng phân tích phương sai nhằm kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng lúc với phạm vi sai lầm chỉ là 5%. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành kiểmđịnh hậu ANOVA (ANOVA post hoc tests) để biết được trung bình của nhóm mẫu nào là khác nhau.Trong nghiên cứu này biến nguyên nhân định tính có các cặp trung bình cần so sánh nhỏ nên tác giả dùng pháp kiểm định Bonferroni trong kiểm định hậu phương sai.

54

CHƯƠNG 4

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Trong 276 các nhân viên, cán bộ tín dụng trong mẫu khảo sát có 66.30% là nam và 33.70% là nữ; chỉ có 30.43% nhân viên, cán bộ tín dụng trong độ tuổi từ 22 tuổi đến 25 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân viên, cán bộ tín dụng trong độ tuổi từ 26 tuổi đến 30 tuổi chiếm 46.01%, tiếp theo là 23.55% nhân viên, cán bộ tín dụng trong độ tuổi từ 31 tuổi trở lên.

Về trình độ học vấn thì nhân viên, cán bộ tín dụng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát (chiếm 69.20% trong tổng số mẫu khảo sát). Tiếp theo là trình độ trên đại học chiếm 30.80% trong tổng số mẫu khảo sát, và không có nhân viên, cán bộ tín dụng có trình độ trung cấp, cao đẳng.

Về số chức vụ hiện tại thì chức vụ nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát (chiếm 81.52%mẫu khảo sát); còn lại là cán bộ quản lý chiếm 18.48% mẫu khảo sát (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Các đặc điểm cá

nhân Nội dung

Mẫu n = 276 Tần số Phần trăm (%) Giới tính Nam 183 66.30% Nữ 93 33.70% Độ tuổi Từ 22 tuổi đến 25 tuổi 84 30.43% Từ 26 tuổi đến 30 tuổi 127 46.01% Từ 31 tuổi trở lên 65 23.55% Trình độ học vấn Trung cấp, cao đẳng 0 0.00% Đại học 191 69.20% Trên đại học 85 30.80% Chức vụ Nhân viên 225 81.52% Cán bộ quản lý 51 18.48%

55

4.2 Thống kê mô tả các dữ liệu định lượng

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình của biến quan sát thấp nhất là 3,43 (BN2 – Tỷ lệ thất nghiệp thấp) và cao nhất là 4,58 (PA6 – Tính pháp lý của tài sản đảm bảo). Giá trị trung bình của các biến còn lại đạt từ 3,52 đến 4,52.

Năm biến quan sát được các cán bộ, chuyên viên cho là các yếu tố có ảnh hưởng cao nhất tới quyết định cho vay là Chính sách ưu đãi của chính phủ (Giá trị trung bình đạt 4,58); Mức lương (Giá trị trung bình đạt 4,52); Quy định của ngân hàng (Giá trị trung bình đạt 4,50); Giá trị khoản vay (Giá trị trung bình đạt 4,45); Tỷ lệ dư nợ/tài sản đảm bảo (Giá trị trung bình đạt 4,44).

Năm biến quan sát ít tác động tới quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng, chuyên viên bao gồm: Tỷ lệ thất nghiệp thấp (Giá trị trung bình chỉ đạt 3,43); Thu nhập bình quân đầu người cao (Giá trị trung bình chỉ đạt 3,49); Nguồn vốn của ngân hàng (Giá trị trung bình đạt 3,52); Chức vụ đang làm (Giá trị trung bình là 3,60); Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ (Giá trị trung bình là 3,61).

4.3 Kết quả phân tích nhân tố

Trong nghiên cứu này có 30 biến quan sát dùng để đo lường cho 4 biến độc

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới QUYẾT ĐỊNH CHO VAY MUA NHÀ đối với NGƯỜI có THU NHẬP THẤP tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ nước TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)