Chợ làng xã ở Mê Linh từ sau năm 1975 đến năm 2000

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 75 - 78)

6. Bố cục của luận văn

2.2 Chợ làng xã ở Mê Linh từ sau năm 1975 đến năm 2000

2.2.1 Bối cảnh lịch sử tác động đến chợ làng xã

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn đất nước độc lập thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 178 – CP, phê chuẩn việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo đó huyện Mê Linh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai huyện Yên Lãng và Bình Xuyên; nhập thêm 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân, Bình Định của huyện Yên Lạc và hai xã Kim Hoa, Quang Minh của huyện Kim Anh. Đây là lần đầu tiên từ khi huyện Mê Linh thành lập có diện tích rộng nhất, bên cạnh các chợ làng xã trên địa bàn từ trước còn có thêm chợ Phúc Yên là chợ đóng vai trò cho cả tỉnh Phúc Yên rồi Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú.

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ và được Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 ra quyết định phê chuẩn ngày 29/12/1978, huyện Mê Linh tách khỏi tỉnh Vĩnh Phú để nhập vào thành phố Hà Nội. Đến ngày 17/2/1979, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, huyện Mê Linh được nhập thêm 4 xã là Nam Viên, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn (Hà Nội); đồng thời cắt phần đất và dân cư huyện Bình Xuyên (trước đó đã nhập vào Mê Linh) trở về tỉnh Vĩnh Phú. Lúc này huyện Mê Linh có 22 xã và 02 thị trấn, là một huyện ngoại thành có diện tích rộng, dân số đông của thành phố Hà Nội, đây là một thuận lợi cho các làng xã ở Mê Linh trong phát triển kinh tế xã hội, và được hưởng nhiều chủ trương, chính sách, phúc lợi xã hội khi sát nhập về thành phố Hà Nội.

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, mô hình phát triển của các Hợp tác xã nông nghiệp dần bộc lộ một số hạn chế, làm cho

tình hình kinh tế, xã hội lâm vào khủng hoảng, đó không chỉ là vấn đề ở Mê Linh mà là vấn đề chung của cả nước. Tình trạng "Cha chung không ai khóc"

diễn ra khá phổ biến, ngày công lao động của xã viên thấp, không đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của các xã viên. Để khắc phục những khó khăn tồn tại trong nông nghiệp, ở Mê Linh đã sớm tiến hành thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp từng bước giải quyết tình trạng khó khăn, khủng hoảng kéo dài. Tuy nhiên tình trạng này vẫn không được giải quyết hoàn toàn cho đến trước khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước năm 1986. Chính sự khủng hoảng về kinh tế, xã hội sau năm 1975 đã tác động không nhỏ đến hoạt động buôn bán, trao đổi ở các chợ làng xã trên địa bàn Mê Linh. Đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong Hợp tác xã nông nghiệp không đủ ăn, không đủ làm nhiệm vụ đóng góp cho nhà nước nên hàng hóa đưa ra buôn bán, trao đổi ở các chợ là hạn chế, nếu có cũng là rất ít.

Sau hơn một thập kỷ đất nước thống nhất, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là con đường mới mẻ, nhiều khó khăn, thử thách. Trong thực tế, Đảng và nhân dân ta vừa triển khai vừa tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các mạng nước nhà cũng gặp phải không ít khó khăn đẩy nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, gay gắt nhất là từ những năm 1980 trở đi, đó là khủng hoảng về kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã, đời sống nông dân Hợp tác xã khó khăn.

Đổi mới là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế chung của thời đại, khu vực và quốc tế. Công cuộc đổi mới được cụ thể hóa ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự

lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ đất nước đổi mới. Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: Toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người xã hội chủ nghĩa.[35;Tr 464].

Ổn định tình hình kinh tế xã hội, bao gồm ổn định sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định đời sống vật chất và văn hóa, tăng cường hiệu lực của tổ chức quản lý, lập lại trật tự, kỷ cương và thực hiện công bằng xã hội. Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển mà có phát triển mới ổn định được. Và, muốn thực hiện những nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên phải thực hiện trong nhiều kế hoạch 5 năm, nhưng trong 5 năm trước mắt (1986 -1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Muốn thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế thì nông nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, về năng lượng, vật tư, lao động, kỹ thuật,…

Trên địa bàn Mê Linh, dưới sự lãnh bộ của Đảng bộ huyện và Đảng bộ các xã, nhân dân các làng xã thực hiện chủ trương đường lối đối mới của Đảng đề ra thu được nhiều kết quả làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của đại bộ phận nhân dân. Từ khi cùng cả nước tiến hành thực hiện đường lối đổi mới phát triển đất nước, nhân dân các làng xã ở Mê Linh cần cù lao động, sáng tạo, thực hiện đường lối chủ trương đổi mới của Đảng tuy còn bước đầu

còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân dần được cải thiện. Hoạt động buôn bán trao đổi được phục hồi phát triển, tình trạng ngăn sông cấm chợ bị dỡ bỏ, đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các chợ làng xã [7;Tr 230 -231].

Ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phú được tách ra làm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, các làng xã ở Mê Linh lúc này lại thuộc sự quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với huyện Mê Linh chủ yếu vẫn là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu.

Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước từng bước nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ở khắp các làng xã ở Mê Linh, số hộ nghèo ngày càng giảm, thay vào đó là các hộ gia đình có kinh tế khá. Nhà mái bằng, nhà kiên cố dần thay thế cho nhà tranh, nhà cấp bốn. Giáo dục, y tế về tận các địa phương, hoàn chỉnh và đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ công cuộc đổi mới, mạnh mẽ hơn là từ năm 1996 -2000. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hệ thống chợ làng xã tiếp tục khẳng định sức sống lâu bền và phát triển trong điều kiện kinh tế, xã hội mới của đất nước và của huyện nhà.

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w