Chợ làng xã ở Mê Linh từ năm 1954 đến năm 1975

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 70 - 72)

6. Bố cục của luận văn

2.1 Chợ làng xã ở Mê Linh từ năm 1954 đến năm 1975

2.1.1 Bối cảnh lịch sử

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một giai đoạn mới: Cách mạng Việt Nam cùng một lúc phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược ở cả hai miền đó là: Khôi phục và phát triển kinh tế, đưa miền Bắc phát triển lên chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ các mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đưa nước nhà đi đến độc lập thống nhất, miền Nam đóng vai trò là tiền tuyến lớn của cả nước. Miền Bắc nói chung, Mê Linh nói riêng thời kỳ này vừa xây dựng phát triển kinh tế xã hội theo con được xã hội chủ nghĩa vừa chiến tranh chống âm mưu leo thang ra bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ lần 1 (1958) và lần 2 (1972) góp phần vào thắng lợi chung cho cả dân tộc năm 1975.

Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm, mở ra cho đất nước ta một thời kỳ mới, vận hội mới – thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hòa chung niềm vui của cả nước nhân dân khắp các làng xã ở Mê Linh bước vào giai đoạn mới, cùng nhân dân miền Bắc và cả nước tiếp tục khắc phục những hậu quả của chiến tranh, thống nhất đất nước về mặt nhà nước, khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, nhiệm vụ phát động quần chúng giảm tô giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất đã được tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện một phần trong kháng chiến. Hòa bình lập lại, được sự chỉ đạo của cấp trên, Vĩnh Phúc tiến hành phát động quần chúng giảm tô đợt 6 ở 32 xã và

đợt 7 ở 81 xã còn lại của tất cả các huyện thị trong tỉnh. Các làng xã ở Mê Linh cũng tiến hành giảm tô triệt để. Chính sách này khuyến khích nhân dân các làng xã hăng hái tham gia sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ kháng chiến và hàn gắn vết thương chiến tranh.

Công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở khắp các làng xã ở Mê Linh thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hợp tác hóa nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình cải tạo chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đem ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, biến sở hữu của địa chủ thành sở hữu của nông dân. Phương thức làm ăn riêng lẻ được thay bằng hình thức làm ăn tập thể. Ở Mê Linh ngày từ năm 1956, phong trào tổ đổi công đã xuất hiện làm tiền đề để xây dựng Hợp tác xã bậc thấp. Tiếp đó là việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 3 năm 1958 -1960 nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến cuối năm 1960, số hộ nông dân ở Mê Linh vào Hợp tác xã lên tới trên 90%, nhiều xã đạt tỷ lệ cao như Tráng Việt 97%, Đại Thịnh 96,7%, Tiền Phong 90%,... trên địa bàn Mê Linh xây dựng được 135 Hợp tác xã bậc thấp, 03 Hợp tác xã bậc cao, với 13.448 hộ, đạt 97,8% số hộ nông dân vào Hợp tác xã nông nghiệp. Công tác này dần được hoàn thiện và bổ sung hoàn chỉnh ở những năm tiếp theo. Những thành công bước đầu trong cải tạo phát triển nông nghiệp theo mô hình Hợp tác xã tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội trên các phương diện ở toàn miền Bắc.

Thương nghiệp thời kỳ này chủ yếu do Nhà nước quản lý, phát triển theo mô hình các Hợp tác xã thương nghiệp, Hợp tác xã buôn bán. Các thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, thành phần kinh tế tư bản tư doanh được cải tạo phát triển theo con đường kinh tế Hợp tác xã, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Việc cải tạo các thành phần kinh tế này được tiến hành một cách hòa bình. Các Hợp tác xã thương nghiệp dần hình thành và phát triển song song với hoạt động của các chợ làng xã.

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w