6. Bố cục của luận văn
1.4.2 Diện mạo của chợ làng xã ở Mê Linh trong tình thế bị Pháp chiếm đóng
đóng
Trong thời kỳ tạm chiếm của thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, diện mạo chợ làng xã ở Mê Linh về cơ bản không có sự thay đổi nhiều, chỉ có một số thay đổi về thời gian họp chợ để nhằm hạn chế những âm mưu càn quét, cướp phá của thực dân Pháp và tay sai đóng trên địa bàn Mê Linh.
Đây cũng được coi là thời kỳ khó khăn cho sự phát triển và hoạt động buôn bán ở các chợ làng xã.
Cuối năm 1945, đầu năm 1946 cùng với phong trào bình dân học vụ trên cả nước, ở Mê Linh, phong trào học tập này cũng diễn ra sôi nổi trong khắp các làng xã, các trường, trong các gia đình. Ở các chợ làng xã để tranh thủ dạy chữ và học chữ, quản lý của chợ yêu cầu những người mua bán đi qua cổng chợ phải đọc được những chữ cái, những khẩu hiệu của đất nước lúc bấy giờ mới được phép vào chợ. Đây là một hình thức học tập hữu ích cho mọi tầng lớp trong xã hội, vừa khuyến khích vừa tạo động lực học tập xóa mù chữ cho mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai. Mới bước ra khỏi nạn đói năm 1945, kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị phức tạp, hoạt động buôn bán ở các chợ giai đoạn 1945 -1946 không nhộn nhịp và hàng hóa không phong phú như giai đoạn trước đó.
Từ khi thực dân Pháp mở rộng hoạt động chiến tranh ra ngoại thành Hà Nội sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) hệ thống các chợ làng xã bị ảnh hưởng trực tiếp. Các hoạt động càn quét, cướp phá do các toán quân Pháp, quân tay sai diễn ra ở các phiên chợ làng xã trong địa bàn Mê Linh, gần các trạm lính gác diễn ra phổ biến. Điều này ảnh hướng tới tâm lý những người buôn bán nói chung, đại bộ phận nhân dân trong các làng, các xã khi đi chợ nói riêng. Để đối phó lại với những âm mưu và hành động cướp bóc của thực dân Pháp và tay sai, hầu hết các chợ: Chợ Yên, chợ Hạ, chợ Thạch Đà, chợ Kẻ Mét, chợ Sặt, chợ Chi Đông,... thay đổi thời gian họp chợ vào sáng sớm hay gần tối để tránh thực dân Pháp. Khi thực dân Pháp tiến hành lùng sục, càn quét vào các làng mạc một cách dữ dội, một số chợ họp nhưng số người tham gia rất ít, một số chợ phải tạm dừng họp. Cùng với các hoạt động rào làng chống Pháp, chống càn, là các hoạt động bất hợp tác bằng mọi cách đối với thực dân Pháp và tay sai, bên cạnh thực hiện khẩu hiệu "Vườn không nhà trống", các tư thương buôn bán, những người nông dân quyết không bán lương thực, thực phẩm cho lực lượng quân Pháp và tay sai, đi đến đâu chúng
cũng bị nhân dân các làng xã cô lập về mọi mặt, chính điều này cũng gây cho Pháp không ít khó khăn, khó mở rộng phạm vi đánh phá và cũng khó giữ yên những vị trí đang chiếm đóng dọc các địa bàn xung yếu ở Mê Linh.
Những thắng lợi quân sự trong hai năm 1953 – 1954, đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là bàn đạp để ta giành những thắng lợi về mặt chính trị trên bàn đàm phán ở Giơ-ne-vơ, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút quân và công nhận nền hòa bình, độc lập của Việt Nam. Sự kiện kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nhiều thuận lợi cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa trên cả nước và tại các chợ làng xã trên địa bàn Mê Linh.