Diện mạo của chợ làng xã thời thuộc Pháp

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 58)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2 Diện mạo của chợ làng xã thời thuộc Pháp

Nằm trong bối cảnh lịch sử đầy biến động thời Pháp thuộc, chợ làng xã ở Mê Linh cũng trải qua những thăng trầm thịnh suy, những khó khăn của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, song hệ thống chợ làng xã vẫn tiếp tục tồn tại đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân ở các làng xã, thậm chí còn có sự phát triển ở một mức độ nào đó.

Các chợ làng xã hoạt động theo phiên, sầm uất từ thời nhà Nguyễn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động buôn bán nhộn nhịp, đó là các chợ: Chợ Yên, chợ Hạ, chợ Thạch Đà, chợ Sặt. Và, các hệ thống chợ làng họp thường xuyên tất cả các ngày trong tháng: Chợ làng Thọ Lão (Kẻ Mét, chợ làng Chu Phan, chợ làng Xa Mạc, chợ làng Bạch Trữ, chợ làng Kim Hoa, chợ làng Tam Đồng, chợ làng Yên Thị (Kẻ Già),... tiếp tục mở rộng hoạt động buôn bán.

Bên cạnh những hàng hóa truyền thống dưới thời phong kiến ở các chợ như: Các gia súc, gia cầm: lợn, gà, trâu, bò; các loại lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn; các đồ dùng, công cụ lao động: Nồi, ấm đun nước, bát, đũa, cuốc, xẻng, cày; các loại rau củ quả; các đồ thờ cúng, phục vụ hoạt động tôn giáo, lễ hội, ma chay; hàng xén và một số đồ dùng sách, bút phục vụ cho hoạt động học tập của con em trên khắp các địa bàn Mê Linh. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đô hộ, thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ nhất và thứ hai cột chặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và khắp các làng xã ở Mê Linh vào nền kinh tế chính quốc. Pháp độc chiếm thị trường buôn bán của Việt Nam, điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến hệ thống chợ làng xã. Các mặt hàng Pháp độc quyền và thu lợi nhuận cao, nếu người Việt buôn bán sẽ bị tịch thu, đánh thuế nặng hoặc bắt đi tù, đó là muối, rượu cồn, thuốc phiện. Đầu độc nhân dân Việt Nam, nhân dân khắp các làng xã Mê Linh.

Diện mạo các chợ làng xã về cơ bản không có gì thay đổi so với giai đoạn trước. Vì chợ làng xã là những chợ nhỏ, không được Pháp cũng như chính quyền phong kiến đầu tư để thu thuế, có chăng chỉ là những chợ huyện, chợ phủ, chợ tỉnh được quan tâm hơn. Chính vì vậy, không gian buôn bán ở

các sân đình, đầu làng, bến sông hay một khoảng đất trống thuận lợi giữa các làng để họp chợ vẫn chỉ là những lều, những quán tạm bợ, nền gạch hoặc đất, xung quanh có cây chống ở bốn góc, mái lợp cọ hoặc rơm. Một số chợ: Chợ Chi Đông, chợ Kẻ Mét có nhiều cây cổ thụ bao quanh khu vực họp chợ tạo thành mái che tự nhiên cho hoạt động buôn bán suốt năm tháng.

Những năm tháng tiền khởi nghĩa tháng Tám, do chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp và phát xít Nhật, bên cạnh hàng trăm thứ thuế vô lí trên tất cả các mặt đời sống xã hội, các hàng hóa buôn bán, chính sách nhỏ lúa trồng đay của Nhật càng làm cho cuộc sống của nhân dân khắp các làng xã ở Mê Linh thêm khổ cực, tình trạng thiên tai, mất mùa lại liên tiếp diễn ra. Hậu quả nặng nề là trên đất nước ta lúc bấy giờ số người chết đói đã lên tới con số 2 triệu người, trong đó có nhiều người dân làng xã ở Mê Linh chết đói nằm la liệt khắp các nẻo đường, khắp các chợ. Thời kỳ này hầu như được coi là giai đoạn khó khăn nhất của đời sống nhân dân nói chung, các chợ làng xã ở Mê Linh nói riêng. Do nạn đói nông dân khắp các làng xã phải ăn tất cả những gì có thể ăn được, hoạt động buôn bán ở chợ có chăng chỉ là ít thúng cám, vài mớ rau, và những đồ hàng mã phục vụ ma chay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhận dân khởi nghĩa, phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Chợ làng xã trở thành nơi tập hợp nhân dân chuẩn bị tiến lên phá kho thóc của Nhật ở huyện ly, giải truyền đơn cổ vũ, thức tỉnh tinh thần yêu nước của đại bộ phận nhân dân Mê Linh, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cách mạng tháng Tám nổ ra và thành công nhanh chóng.

Thời Pháp thuộc, chợ làng xã ở Mê Linh ghi nhận sự ra đời và phát triển của chợ làng Chi Đông hay còn được nhân dân trong vùng gọi là chợ Chùa, từ một chợ nhỏ thời phong kiến, đến đầu thế kỷ XX, chợ phát triển thành một chợ lớn trong vùng và cả những vùng lân cận, tạo cho hệ thống chợ làng thêm vững chắc và khẳng định sức sống lâu bền trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thử thách của lịch sử.

Theo sách "Hương lục làng Chi Đông" trang 52 cho biết: Ngày mùng 7 tháng Quý Hợi năm 1923 làng ta mở chợ gọi là chợ Chùa Chi Đông. Chợ họp ở khu vực chùa, đền có nhiều cây to (cây xà cừ) mát mẻ, rộng rãi, có đủ hàng hóa, trâu bò,... Chợ họp vào các ngày 2, 4, 7, 9 mỗi tháng 12 phiên. Trước năm 1945, chợ Chùa Chi Đông thuộc xã Đại Đồng, tổng Da Thượng, Phủ Bắc Ninh, sau cách mạng thuộc xã Quang Minh huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (nay là thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh).

Chợ Chi Đông họp toàn bộ trên nền của sân chùa Chi Đông, cạnh đó là Đình thờ Trương Hống, và Đền thờ Trương Hác hai vị thần tướng có công lớn dưới thời Triệu Việt Vương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào ngày cưới chợ, trong làng mổ trâu, bò mời quan lại chức sắc như chánh tổng, phó lý, thông báo cho toàn dân đến dự lễ mở chợ mới. Những câu thơ ngày cưới chợ ngày nay vẫn đâu đó được nhắc lại trong khắp các làng ở Chi Đông:

Chợ ta mở hội mùa xuân Quý Hợi Khắp mọi nơi ca ngợi sớm trưa Nhớ ngày cưới chợ xa xưa

Ai mà đến chợ biếu ngay một quà Một phẩm oản cùng là quả chuối Để làm tin nhớ mãi về sau.

Trong lời ru con của các bà mẹ hình ảnh chợ Chùa Chi Đông cũng mang đầy ý nghĩa đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đối với cư dân nơi đây:

Chợ ta mở dân thêm giàu có Con em ta nhờ đó học hành.

Là một chợ phiên, lớn trong vùng nên hoạt động buôn bán, trao đổi của chợ Chi Đông rất tấp nập, nhộn nhịp thu hút không chỉ dân cư trong làng trong tổng đến buôn bán trao đổi mà còn cả các làng các tổng ở huyện khác đến. Các hàng hóa chính ở chợ có thóc gạo, vải vóc, thuốc nhuộm các đồ hàng xén, đồ gia dụng trong gia đình, mắm muối, chiếu cói, sách bút, hàng

mã, hiệu thuốc Bắc... đặc biệt là có buôn bán trâu, bò thu hút các lái buôn lớn từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Đông, Sơn Tây đến mua bán trong những phiên chợ chính.

Chợ Chùa Chi Đông tọa lạc ở một vị trí cực kỳ thuận lợi về mọi mặt, hoạt động trên nền của sân chùa, trước đình, trước đền, tính về mặt phong thủy trong làng thì không nơi đâu có thể đẹp hơn nơi họp chợ được nữa. Cũng như nhiều chợ khác trong huyện, chợ Chùa Chi Đông họp trên không gian sân chùa rộng với bóng cây cổ thụ chiếu mát suốt ngày, các lều, các quán cũng chỉ dựng tạm bợ, sau buổi chợ là dỡ đưa về trả lại không gian trầm mặc cho trốn thiêng liêng. Các thương nhân ở xa đến chợ buôn bán có thể theo đường sắt qua ga Thạch Lỗi, nếu theo đường bộ thì đi Quốc lộ 2 hoặc Quốc lộ 23B, đường thủy chợ gần bến sông Cà Lồ. Từ khi chợ Chùa Chi Đông được chính thức mở năm 1923 (trước đó đã có nhưng buôn bán nhỏ lẻ, chưa có tổ chức quy củ) đã làm cho diện mạo đời sống vật chất và tinh thần nhân dân nơi đây và các vùng lân cận có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên. Vượt qua những khó khăn, thử thách của lịch sử, của chiến tranh, của chính sách cai trị hà khắc mà Nhật – Pháp tiến hành ở Việt Nam, chợ Chùa Chi Đông vẫn khẳng định sức sống lâu bền của mình tồn tại, giữ vững hoạt động buôn bán, cùng cả dân tộc vượt qua khó khăn.

Kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc nói chung, kinh tế trong các làng xã ở Mê Linh nói riêng, về cơ bản có chuyển biến hơn so với thời kỳ phong kiến, song ngày càng trở nên lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Trong đó, tình hình thương nghiệp ở Mê Linh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng chịu chung số phận, thị trường bị độc chiếm, thương nghiệp cũng bị bộ phận Pháp kiều, Hoa kiều, Ấn kiều cạnh tranh khốc liệt. Thương nghiệp Việt Nam phát triển nhỏ bé và chậm chạp. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, việc buôn bán trao đổi ở các chợ làng xã ít nhiều cũng chưa biến đổi và chịu tác động sâu sắc từ những chính sách công thương nghiệp của thực dân Pháp. Chợ quê làng xã vẫn duy trì hoạt động, vẫn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đại bộ phận nhân

dân làng xã, chính buôn bán nhỏ lẻ, tiểu nông nên việc cạnh tranh và xuất hiện các nhà buôn là tư sản nước ngoài gần như không có.

1.4. Chợ làng xã ở Mê Linh trong thời địch tạm chiếm (1946 - 1954)

1.4.1 Bối cảnh lịch sử

Về địa giới hành chính các làng xã ở Mê Linh dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ tháng 8/1945, phủ Yên Lãng đổi gọi là huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên. Ngày 2/2/1950 hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng đất của các làng xã ở Mê Linh thời kỳ này thuộc Yên Lãng chuyển về thành huyện Yên Lãng của tỉnh Vĩnh Phúc [76;Tr 16 -17].

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cộng hòa non trẻ của nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Giành được độc lập cho dân tộc đã khó, giữ được độc lập lại càng khó hơn. Bên cạnh giặc ngoại xâm, cả nước nói chung, Mê Linh nói riêng phải đối diện với giặc đói, giặc dốt cũng không kém phần quan trọng.

Trên địa hạt chính trị, ngoại giao Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thi hành nhiều biện pháp mềm dẻo, hòa hoãn nhằm mục đích tránh cùng lúc phải đối đầu với hai kẻ thù mạnh lúc đó là Pháp ở Nam vĩ tuyến 16 và Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16, tìm kiếm thêm thời gian hòa bình để khôi phục lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài không thể tránh khỏi. Bất chấp thiện chí hòa bình của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Pháp thỏa thuận với Tưởng tìm mọi cách đưa quân ra miền Bắc Việt Nam, khiêu khích, gây chiến âm mưu phát động chiến tranh lần thứ hai. Trước hành động chiến tranh của thực dân Pháp trước sự an nguy của nền cộng hòa non trẻ, nhân nhượng, đàm phán hòa bình không còn tác dụng nữa, trước khi thực dân Pháp tấn công Hà Nội, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động phát động toàn quốc kháng chiến vào đêm ngày 19/12/1946 đưa cách mạng Việt Nam sang giai đoạn mới – kháng chiến 9 năm chống Pháp.

Tháng 12/1947, Pháp tấn công Phúc Yên. Một cánh quân của chúng tràn qua Yên Vinh, xóm Ải, dân quân du kích Thanh Lâm phối hợp với bộ đội huyện Yên Lãng bố trí đánh địch. Cùng ngày một bộ phận quân Pháp cũng hành quân từ Hà Nội qua làng Hạ Lôi, hôm sau đốt phá ở Văn Khê, Chu Phan. Dân quân du kích địa phương ngay lập tức tiến hành triển khai đội hình, rào làng, ngăn địch tấn công. Trên đường rút chạy khỏi Việt Bắc về trung du đồng bằng, quân Pháp càn quét vào xã Cao Minh, chi bộ xã Cao Minh nhanh chóng tổ chức cho dân tản cư, bố trí lực lượng du kích đánh trả, làm cho địch thiệt hại buộc phải rút quân khỏi địa bàn xã.

Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc năm 1947, tháng 6/1949 thực dân Pháp thực hiện một kế hoạch mới hòng xoay chuyển tình hình, giành thắng lợi kết thúc chiến tranh trong danh dự. Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Pháp tìm mọi cách chiếm đóng Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ nhằm lập phòng tuyến thứ hai sau phòng tuyến biên giới để ngăn chặn đường giao thông tiếp tế giữa Việt Bắc và miền xuôi. Sau khi chiếm được Phúc Yên Pháp tiếp tục mở rộng theo Quốc lộ 2, Yên Lãng là huyện bị càn quét cuối cùng nhưng ác liệt nhất. Cả 58 thôn trong huyện đều bị càn quét nhiều lần. Quân Pháp chiếm đóng 13 vị trí quan trọng là thị xã Phúc Yên, Chu Phan, Mai Khê, Đạm Nội, Thạch Đà, Phú Mỹ, Bạch Trữ, Xuân Phương, Thằn Lằn, Tiền Châu, Thường Lệ, làng Hàn. Hệ thống tháp canh mọc lên ở hầu hết các thôn xóm. Hệ thống chính quyền tề ngụy được Pháp thiết lập ở từng thôn xã. Nhân dân các làng xã trên địa bàn Mê Linh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công vào đồn bốt của Pháp làm tiêu hao sinh lực địch uy hiếp tinh thần xâm lược của chúng. Cuối tháng 11/1951, phối hợp chiến đấu với mặt trận Hòa Bình, quân dân du kích ở Mê Linh đã bao vây các đồn bốt của địch, phá hàng chục tháp canh trong các làng tề tạo thế chủ động tấn công địch.

Cùng thời gian với Pháp thực hiện kế hoạch Nava năm 1953, từ đầu tháng 7/1953, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lại mở tiếp đợt hoạt động quân sự mùa hè

mà mục tiêu đánh phá giao thông, bao vây các phòng tuyến còn lại của địch trên phòng tuyến sông Hồng. Sau ba tháng thực hiện, quân dân hai huyện Kim Anh và Yên Lãng tổ chức chống càn thắng lợi ở xã Bắc Ái và Đồng Tâm. Đảng bộ và nhân dân các làng xã vừa chiến đấu, vừa sản xuất lại chi viện sức người, sức của để quân đội ta mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai. Trong hai năm 1953 -1954, nhân dân huyện Yên Lãng huy động 500 dân công, 100 tấn gạo ra vùng tự do Thái Nguyên phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Trước thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, các làng xã ở Mê Linh lúc này địch đang hoang mang, hàng loạt đồn bốt của địch liên tiếp bị đánh hạ ở Thạch Đà, Tự Lập, Thanh Tước, Tiền Phong, Thường Lệ. Đến ngày 3/8/1954 toàn bộ quân Pháp rút khỏi các huyện Phù Lỗ, Yên Lãng, Phúc Yên, Kim Anh. Quê hương hoàn toàn giải phóng sạch bóng quân thù.

Trong thời kỳ tạm chiếm (1946 – 1954), nằm trong bối cảnh chung của cách tỉnh bị tạm chiếm, chợ làng xã ở Mê Linh hoạt động, trao đổi mua bán ngay trong những điều kiện khó khăn, có khi là trong đạn bom của kẻ thù, chợ làng cùng với nhân dân chiến đấu chống càn, bảo vệ làng xóm, chi viện cho Việt Bắc, chi viện cho Điện Biên Phủ. Đây là thời kỳ chợ làng xã trên khắp địa bàn Mê Linh gặp nhiều khó khăn, một mặt do đời sống kinh tế - xã hội của đại bộ phận nông dân làng xã gặp nhiều khó khăn, cảnh thiếu ăn, cảnh người chết đói do hậu quả cai trị của Nhật Pháp để lại. Nhân dân từng bước khắc phục những khó khăn, giải quyết giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm nên hoạt động của các chợ làng xã thời kỳ này vẫn tiếp tục được duy trì.

1.4.2 Diện mạo của chợ làng xã ở Mê Linh trong tình thế bị Pháp chiếm đóng đóng

Trong thời kỳ tạm chiếm của thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, diện mạo chợ làng xã ở Mê Linh về cơ bản không có sự thay đổi nhiều, chỉ có một số thay đổi về thời gian họp chợ để nhằm hạn chế những âm mưu

Một phần của tài liệu Chợ làng xã ở mê linh (hà nội) từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Trang 58)