Lao động làm việc trực tiếp trong phân xưởng Xuất nhập kho lạnh

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp thịt gia cầm năng suất 30 tấn sản phẩm ngày (Trang 93 - 98)

TÍNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG

7.1.3.1Lao động làm việc trực tiếp trong phân xưởng Xuất nhập kho lạnh

Xuất nhập kho lạnh

Bộ phận này có nhiệm vụ xuất và nhập vào kho lạnh. Tính cho 1 ca: số công nhân nhập kho là 2 công nhân, xuất kho là 2 công nhân.

Vậy tính cho 1 ngày là: 4 × 2 = 8 (công nhân).

* Khu rã đông

Số công nhân cần cho khu rã đông là 2 công nhân/ca, 1 ngày 2 ca. Vậy số công nhân trong 1 ngày là: 2 × 2 = 4 (công nhân).

* Công đoạn đốt lông tơ, kiểm tra lại

Tính chung cho cả 2 dây chuyền, số công nhân là 8 công nhân/ca. Số công nhân trong 1 ngày là: 8× 2 = 16 (công nhân).

PX Cơ điện PX Xử lý Nước thải PX Sản xuất

* Công đoạn rửa thịt

Tính chung cho cả 2 dây chuyền, số công nhân là 48 công nhân/ca. Số công nhân trong 1 ngày là: 48 × 2 = 96 (công nhân).

* Công đoạn chặt miếng, dần xương

Tính chung cho cả 2 dây chuyền, số công nhân là 48 (công nhân/ca). Số công nhân trong 1 ngày là: 48× 2 = 96 (công nhân).

* Công đoạn rửa lại, để ráo

Tính chung cho cả 2 dây chuyền, số công nhân là 8 (công nhân/ca). Số công nhân trong 1 ngày là:48 × 2 = 96 (công nhân).

* Công đoạn xếp hộp

- Dây chuyền đồ hộp thịt phi lê: cần 4 công nhân định lượng, 4 công nhân xếp hộp. Do đó số công nhân cần cho công đoạn này là 8 (công nhân/ca).

Số công nhân cần cho 1 ngày sản xuất là: 8× 2 = 16 (công nhân).

- Dây chuyền đồ hộp thịt tự nhiên: cần 7 công nhân định lượng muối, hạt tiêu, mì chính; 8 công nhân định lượng thịt và mề; 7 công nhân xếp hộp. Do đó số công nhân cần cho công đoạn này là: 7 + 8 + 7 = 22 (công nhân/ca).

Số công nhân cần cho 1 ngày sản xuất là: 22× 2 = 44 (công nhân). Tổng số công nhân cần cho công đoạn này là:

16 + 44 = 60 (công nhân/ngày).

* Công đoạn vận hành các máy rót, thiết bị ghép mí, máy rửa hộp sau ghép mí

- Dây chuyền đồ hộp thịt phi lê:

Nhà máy sử dụng các thiết bị tự động nên số công nhân cần vận hành cho 3 máy: 2 (công nhân/ca).

Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 2 × 2 = 4 (công nhân). - Dây chuyền đồ hộp thịt tự nhiên:

Nhà máy sử dụng các thiết bị tự động nên số công nhân cần vận hành cho 3 máy: 2 (công nhân/ca).

Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 2 × 2 = 4 (công nhân).

* Công đoạn vận hành thiết bị chần mề

Số công nhân cần vận hành thiết bị chần mề là: 1 (công nhân/ca). Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 1 × 2 = 2 (công nhân).

* Công đoạn vận hành thiết bị nồi ninh nhừ

Số công nhân cần vận hành thiết bị chần mề là: 1 (công nhân/ca). Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 1 × 2 = 2 (công nhân).

* Công đoạn vận hành máy rửa hộp và băng tải ma sát chuyển hộp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số công nhân cần vận hành là: 1 (công nhân/ca).

Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 1 × 2 = 2 (công nhân).

* Công đoạn tiệt trùng

Mỗi thiết bị tiệt trùng trong 1 ca sản xuất cần 2 người vận hành. Vậy cần 18 người cho 9 thiết bị ; 8 công nhân đẩy giỏ tiệt trùng, 8 công nhân vận hành xếp hộp vào giỏ. Vậy số công nhân cần cho 1 ca tiệt trùng cho 2 dây chuyền:

18+ 8 + 8 = 34 (công nhân/ca).

Vậy số công nhân cần cho 1 ngày là: 34× 2 = 68 (công nhân).

* Công đoạn chế biến gia vị

Công đoạn này bao gồm: vận hành máy rửa gừng và máy cắt nhỏ gừng; máy nghiền tiêu; chuẩn bị muối, tiêu, gelatin, mì chính, nước luộc thịt cho quá trình pha chế nước sốt. Vì khối lượng các gia vị không lớn, vận hành bằng máy nên mỗi ca cần 4 công nhân/ca. Vậy cần 8 công nhân cho 1 ngày.

* Công đoạn vận chuyển từ khu tiệt trùng sang khu in date

Cần 8 công nhân/ca đẩy giỏ chứa hộp từ khu tiệt trùng sang bàn làm nguội, 8 công nhân/ca đẩy giỏ chứa hộp từ bàn làm nguội sang khu in date.

Vậy số công nhân cần cho công đoạn này trong 1 ngày 16× 2 = 32 (công nhân).

* Công đoạn vận hành máy in date

Giám sát quá trình in date và điều chỉnh tốc độ băng tải, xử lý các sự cố trong quá trình in date, cần 1 công nhân cho 1 ca.

Cần 8 công nhân xếp hộp lên băng tải, 8 công nhân xếp hộp vào giỏ sau in date.

Vậy số công nhân cần cho công đoạn này trong 1 ngày 16× 2 = 32 (công nhân).

* Công đoạn vận hành máy dán nhãn

Trong công đoạn này công nhân cho hộp lên băng tải, chuyển hộp vào máy dán nhãn, và vận hành, nạp hồ dán và nhãn vào khay. Công đoạn này cần 8 công nhân cho 1 ca. Vậy cần 16 công nhân cho 1 ngày.

* Công đoạn vận hành máy đóng đai và in thùng carton

Công đoạn này bao gồm 1 công nhân và 3 người vận chuyển .Vậy cần là 4 (công nhân/ca).

Vậy số công nhân cần cho 1 ngày sản xuất là: 4× 2 = 8 (công nhân).

* Vận hành xe điện động

Nhày máy có 6 xe điện động nên cần 6 công nhân trong 1 ca. Vậy cần 12 công nhân cho 1 ngày sản xuất.

* Quản đốc các phân xưởng

Phân xưởng lạnh:1 người/ca. => 2 người/ngày.

Phân xưởng động lực bảo trì: 1 người/ca. => 2 người /ngày. Phân xưởng nồi hơi tiệt trùng: 1 người/ca. => 2 người /ngày. Phân xưởng chế biến: 1 người/ca. => 2 người/ngày.

Phân xưởng kho phụ liệu, thành phẩm: 1 người/ca. => 2 người/ngày.

* Tổ động lực bảo trì, nồi hơi

Mỗi ca 4 công nhân, mỗi ngày cần 8 công nhân.

Tổ cơ điện: Mỗi ca 3 người, mỗi ngày cần 6 công nhân.

Tổng số lao động trực tiếp của nhà máy: 574 (công nhân). 7.1.3.2 Lao động làm việc gián tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận lao động gián tiếp làm việc theo giờ hành chính bao gồm: Giám đốc nhà máy : 1 (người).

Phó giám đốc nhà máy : 2 (người). Phòng tài vụ : 4 ( người). Phòng tổ chức hành chính : 3 (người).

Phòng kinh doanh : 4 (người). Phòng KH – ĐT : 4 (người). Phòng lao động tiền lương : 3 (người).

Tổng nhân viên hành chính: 21 (người). ST T Nhiệm vụ Số công nhân/ca Tổng số công nhân/ngày Công nhân làm việc theo ca

1 Quản lý kho nguyên vật liệu 2 4

2 Quản lý kho thành phẩm 2 4

3 Quản lý kho nhiên liệu, hóa chất 1 2

4 Nhân viên bảo vệ nhà máy 4 8

5 Phòng KCS 4 8

6 Nhân viên vận chuyển bao bì 2 4

7 Bốc xếp thành phẩm lên xe 4 8 ST T Nhiệm vụ Số công nhân/ca Tổng số công nhân/ngày

8 Nhân viên máy phát điện, biến áp 2 4

9 Nhân viên trạm bơm 2 4

10 Nhân viên phục vụ nhà ăn 4 8

Công nhân làm việc trong ngày

11 Nhân viên thu mua nguyên liệu 2 2

12 Nhân viên tiếp thị, giới thiệu sản phẩm 4 4 13 Nhân viên lái xe

3 xe tải 5 tấn 6

11

1 xe con 1

2 xe chở nhân viên 4

14 Nhân viên tưới cây 2 2

15 Nhân viên vệ sinh nhà máy 4 4

16 Nhân viên vệ sinh, giặt là 2 2

Tổng 52 104

Vậy tổng số cán bộ - công nhân viên nhà máy: 574 + 21 + 104 = 961 (người).

Tổng số công nhân viên đông nhất trong 1 ca: 287 + 21 + 52 = 360 (người).

Tổng số công nhân viên làm việc trong 1 ngày là: 574 + 104 = 678 (người).

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp thịt gia cầm năng suất 30 tấn sản phẩm ngày (Trang 93 - 98)