2.2.2.1. Sản lượng sản xuất Thủy sản
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 6,3 triệu tấn (tăng 4,4% so với năm 2013 và tăng 1,7% so với kế hoạch), trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,7 triệu tấn (tăng 3,9% so với cùng kỳ), nuôi trồng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ). Diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 685 nghìn ha (tăng 4,4% so với năm 2013), đặc biệt sản lượng ước đạt 660 nghìn tấn (tăng hơn 20% so với năm 2013). Diện tích nuôi cá tra đạt 5.500ha với sản lượng đạt 1,1 triệu tấn (bằng 100% kế hoạch về diện tích và sản lượng). Năm 2014 diện tích nuôi cá rô phi/diêu hồng trong ao/hồ đạt khoảng 16.000ha, nuôi lồng bè đạt hơn 410.000 m3, ước sản lượng đạt 125.000 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 2.3: Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm
(Nguồn: www.VASEP.com.vn)
2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu Thủy sản
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê 7,92 tỷ là con số ấn tượng về xuất khẩu của ngành thủy sản trong năm 2014, tăng 18,4% so với năm 2013. Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, chiếm 21,81% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Mặt hàng tôm năm nay tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, với giá trị xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 5,8%. Dự báo đến hết năm 2014, khối lượng xuất khẩu cá tra ước đạt 750 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,70 - 1,75 tỷ USD.
Bảng 2.1: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm 2013 (GT: giá trị, triệu USD)
2.2.3. Phân tích thực trạng cổ phiếu ngành Thủy sản hiện nay
Hiện số lượng các doanh nghiệp trong ngành thủy sản niêm yết trên cả 2 sàn là 21 doanh nghiệp, trong đó phần lớn tập trung tại HOSE có 18 doanh nghiệp và sàn HNX có 3 doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty ngành Thủy sản Mã CK Vốn hóa (tỷ đồng) P/E Giá trị sổ sách/CP (nghìn đồng) TTDT (%) EPS (nghìn đồng) ROA (%) ROE (%) ROS (%) Nợ/TTS (%) ACL 176,64 14,26 15,24 -91,35% 0,67 1,48% 4,42% 14,45% 66,52% AVF 56,34 -0,10 -8,48 -84,98% -21,72 -74,64% 242,80% -388,99% 130,74% VNH 19,26 -0,50 5,35 -79,19% -4,92 -45,38% -92,00% -208,62% 50,67% AAM 129,16 14,54 25,90 -16,58% 0,89 2,99% 3,45% 1,98% 13,41% ABT 586,36 7,24 36,16 -14,73% 7,05 11,80% 18,64% 16,02% 36,69% ATA 36,00 352,94 13,02 -8,97% 0,01 0,00% 0,15% 0,04% 80,40% AGF 459,98 6,38 33,83 -7,62% 2,82 3,25% 8,34% 2,54% 60,99% TS4 158,91 9,04 17,91 7,39% 1,1 1,62% 6,11% 2,31% 73,48% ANV 728,22 11,98 20,61 8,26% 0,93 1,83% 4,49% 2,17% 59,31% VTF 1.513,62 9,86 23,90 10,83% 3,67 9,51% 15,43% 3,47% 38,35% SJ1 108,87 7,21 20,17 16,53% 2,71 4,09% 9,73% 2,78% 57,97% VHC 3.696,16 8,64 20,09 25,82% 4,63 9,12% 22,45% 6,37% 59,02% FMC 520,00 6,94 19,14 31,69% 3,75 4,96% 14,95% 1,98% 66,80% ICF 67,88 14,12 14,05 32,22% 0,38 1,26% 2,67% 2,17% 52,88% HVG 4.067,79 10,18 12,49 34,02% 2,67 3,79% 14,92% 2,32% 69,14% MPC 6.401,28 8,56 26,10 35,79% 10,93 8,13% 42,25% 4,95% 75,50% CMX 112,38 4,70 4,45 43,84% 1,81 3,78% 40,65% 2,66% 90,71% NGC 33,96 3,59 18,99 54,15% 7,89 8,45% 41,55% 3,50% 79,66% BLF 43,00 5,08 18,45 169,93% 1,69 1,13% 9,17% 1,13% 87,63% ASM 986,09 6,52 12,08 12,39% 1,44 3,62% 7,07% 3,62% 48,43% IDI 844,36 5,45 7,51 18,63% 1,85 4,64% 14,40% 4,64% 67,81%
Dựa vào bảng 2.2 có thể thấy được, các công ty niêm yết sàn HOSE thì đặc biệt nổi trội về lượng vốn hóa, công ty dẫn đầu là MPC, lượng vốn hóa đạt 6.401,28 tỷ đồng chiếm 30,86% lượng vốn hóa toàn ngành, HVG đứng vị trí thứ hai với lượng vốn hóa đạt 4.067,79 tỷ đồng chiếm 19,61% lượng vốn toàn ngành.
Theo báo cáo cuối năm 2014, có 7 công ty tăng trưởng doanh thu âm, nổi bật là ACL với -91,35%. Bên cạnh đó có 14 công ty tăng trưởng dương so với cuối năm 2013, nổi bật là BLF tăng trưởng 169,93%.
Bảng 2.3: Chỉ số ROE và P/E của một số ngành năm 2014
Nhóm ngành ROE P/E
Bất động sản 5,0% 15,4%
Công nghệ viễn thông 11,0% 11,2%
Chứng khoán 9,0% 10,1%
Dầu khí 7,0% 8,4%
Du lịch dịch vụ 14,0% 16,0%
Dược phẩm 17,0% 10,1%
Sản xuất kinh doanh 11,0% 8,5%
Thủy sản 7,0% 9,2%
Thực phẩm 14,0% 17,8%
Xây dựng 9,6% 10,0%
(Nguồn: www.cophieu68.vn )
Ta thấy chỉ số ROE và P/E của ngành Thủy sản đều ở mức trung bình của thị trường. Điều này sẽ biểu hiện rõ hơn qua hai biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: P/E của một số ngành năm 2014
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ về thời gian cũng như về chất lượng hoạt động so với thế giới. Qua các giai đoạn thăng trầm, NĐT vẫn chưa tìm được một quy luật, cách đi nào cho con đường đầu tư của mình, họ chịu tác động quá nhiều vào động thái đám đông. Việc vận dụng lý thuyết đầu tư hiện đại vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Vì vậy, cần có những công ty chuyên cung cấp các kết quả kiểm định và đo lường các chỉ tiêu về rủi ro và lợi nhuận của chứng khoán. Điều này giúp mang lại thuận lợi cho các NĐT cá nhân (thành phần chủ yếu tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam) trong việc đầu tư một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về triển vọng khi đầu tư vào ngành Thủy Sản, tác giả sẽ tiến hành ứng dụng hai mô hình CAPM và Fama-French vào chương sau.
CHƯƠNG 3:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ MÔ HÌNH FAMA-FRENCH VÀO NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 3.1. Phương pháp xử lý số liệu
3.1.1. Số lượng công ty thuộc ngành Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoán Việt Nam
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, có 21 công ty trong ngành tham gia niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Nội dung về tên công ty, mã chứng khoán và sàn giao dịch được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Các cổ phiếu được niêm yết trên TTCKVN thuộc ngành Thủy sản
STT Mã CK Tên Công Ty Sàn GD Ngày
GDĐT
1 AAM Công ty cổ phần Thủy sản Mekong HOSE 24/09/2009 2 ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản
Bến Tre HOSE 25/12/2006
3 ACL Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản
Cửu Long An Giang HOSE 05/09/2007
4 AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản
An Giang HOSE 02/05/2002
5 ANV Công ty cổ phần Nam Việt HOSE 07/12/2007
6 ATA Công ty cổ phần NTACO HOSE 08/09/2009
7 ASM Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai HOSE 18/01/2010
8 AVF Công ty Cổ phần Việt An HOSE 23/11/2010
9 BLF Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu HNX 02/06/2008 10 CMX Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản và
xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex) HOSE 09/11/2010 11 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta HOSE 07/12/2006 12 HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương HOSE 25/11/2009 13 ICF Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy
sản HOSE 18/12/2006
14 IDI Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa
quốc gia HOSE 30/06/2011
15 MPC Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản
Minh Phú HOSE 27/12/2006
khẩu Ngô Quyền
17 SJ1 Công ty cổ phần Thủy sản số 1 HNX 29/12/2006 18 TS4 Công ty cổ phần Thủy sản số 4 HOSE 08/08/2002
19 VHC Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn HOSE 24/12/2007
20 VNH Công ty cổ phần Thủy hải sản Việt Nhật HOSE 08/04/2010 21 VTF Công ty cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Việt
Thắng HOSE 24/09/2010
3.1.2. Số kỳ tính toán cho mỗi chứng khoán
Tác giả chọn thời điểm bắt đầu từ tháng 1 năm 2010, quy định kỳ tính toán theo tháng, như vậy sẽ có 60 quan sát về TSSL cho từng danh mục để sử dụng cho mô hình CAPM và FF3FM. Tùy vào thời điểm niêm yết mà mỗi chứng khoán có chuỗi TSSL theo tháng dài ngắn khác nhau. Áp dụng công thức:
Trong đó:
Pt : Giá đóng cửa của chứng khoán kỳ thứ t Pt+1: Giá đóng cửa của chứng khoán kỳ thứ t+1 Dt+1: Cổ tức bằng tiền của chứng khoán kỳ t+1
Nhưng để tính TSSL trong bài thì tác giả bỏ qua yếu tố cổ tức, Dt+1 = 0.
(Xem giá và TSSL theo tháng của từng cổ phiếu tại phụ lục 1)
3.1.3. Thu thập lãi suất phi rủi ro (Rf)
Qua giao dịch, lãi suất trái phiếu luôn thay đổi từng ngày. Trong điều kiện thông tin thị trường Việt Nam không đầy đủ, một số trang web nước ngoài đáng tin cậy như investing.com… không cho phép tra cứu thuận lợi như những năm về trước, chỉ cho phép tra cứu từ tháng 8/2012, nên tác giả không thể tra cứu được lãi suất phi rủi ro cho từng tháng cụ thể.
Nên bài nghiên cứu này sử dụng lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm do Kho Bạc Nhà Nước phát hành, vì loại trái hiếu này được giao dịch nhiều nhất, do đó có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường.
Số liệu lấy từ các thông báo kết quả đấu thầu của nhiều trang web của: Wall street securities, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Công ty CP tư vấn và thẩm định
giá Việt Nam, cũng như các bản tin trái phiếu của công ty chứng khoán Tân Việt và các bản tin trái phiếu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA). Lãi suất này là lãi suất trúng thầu của các đợt đấu thầu loại trái phiếu chính phủ 5 năm của Kho Bạc Nhà Nước, bỏ qua các đợt đấu thầu không thành công. Qua thu thập số liệu theo từng đợt đấu thầu trong từng năm, ta tính được lãi suất phi rủi ro bình quân mỗi năm theo thứ tự từ năm 2010 đến năm 2014 là: 10,75%/năm; 12,29%/năm; 8,49%/năm; 8,65%/năm; 6,62%/năm. Từ đó quy ra lãi suất phi rủi ro theo tháng theo thứ tự là: 0,8956%/tháng; 1,0240%/tháng; 0,7074%/tháng; 0,7205%/tháng; 0,5514%/tháng.
(Xem cụ thể tại phụ lục 2)
3.1.4. Phân loại danh mục
Căn cứ vào quy mô:
Quy mô của công ty được tính theo giá chứng khoán của ngày hiện tại nhân với số lượng cổ phần thường đang lưu hành. Đây cũng chính là giá trị thị trường - vốn hóa thị trường (ME) của công ty.
Mức vốn hóa thay đổi hàng ngày, tuy nhiên việc tái tạo danh mục theo ngày hoặc tháng đòi hỏi cần thời gian và chi phí, trong khả năng có thể, tác giả tiến hành tra cứu ME theo nửa năm tái tạo một lần.
(Xem vốn hóa thị trường của cổ phiếu tại phụ lục 3)
3.1.5. Thu thập tỷ suất sinh lợi thị trường
Vì các cổ phiếu ngành Thủy sản được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch là HOSE và HNX nên ta tiến hành thu thập cả hai chỉ số VN-index và HNX-index theo tháng tại hai trang web của SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam (cafef.vn), sau đó tính TSSL của từng sàn. Dựa vào mức vốn hóa của từng cổ phiếu, ta tính được tỷ trọng vốn hóa của từng sàn giao dịch, tính lại tỷ trong nửa năm một lần. Từ đó ta tính được Rm theo từng tháng bằng cách nhân tỷ trọng vốn hóa với chỉ số tương ứng.
Với số lượng cổ phiếu xuất hiện từng quý, ta tiến hành chia thành 2 nhóm theo quy mô với tỷ lệ 50% - 50% là B (Big) và S (Small). Tuy nhiên số lượng cổ phiếu mỗi danh mục sẽ có sự chênh lệcch chứ không bằng nhau vì số lượng cổ phiếu có thể là số lẻ, lúc này tác giả sẽ căn cứ mức độ chênh lệch về mức vốn hóa giữa 2 danh mục.
Vậy nếu số lượng cổ phiếu là số lẻ, tác giả luôn xếp danh mục S có số lượng nhiều hơn. Vì mục đích của việc phân loại là để xác định 2 nhóm Big và Small chứ không nhất thiết theo điểm gãy 50% - 50%.
Tùy vào thời điểm xuất hiện của từng chứng khoán mà danh mục B, S có số lượng chứng khoán tăng dần.
- Căn cứ theo chỉ số BE/ME:
Giá thị trường và giá sổ sách chỉ được tính trên cổ phần thường, vì cổ phiếu ưu đãi không cho người nắm giữ quyền quản lý công ty.
(Xem chỉ số B/P (BE/ME) tại phụ lục 5)
Tác giả tra cứu chỉ số P/B theo nửa năm 1 lần, sau đó đổi thành chỉ số B/P để thuận lợi cho việc áp dụng mô hình FF3FM. Tiếp tục chia mỗi danh mục B, S thành các điểm gãy 30% - 40% - 30% là H, M, L. Ta được 6 danh mục B/H, B/M, B/L, S/H, S/M, S/L. Các danh mục được tái tạo nửa năm 1 lần.
(Xem chi tiết tại phụ lục 6)
Bảng 3.2: Phân loại danh mục theo ME và B/P
Tên danh mục Mã chứng khoán
Danh mục B/H ANV AGF AVF
Danh mục B/M ASM VTF IDI HVG
Danh mục B/L MPC ABT VHC
Danh mục S/H BLF ICF ATA
Danh mục S/M TS4 AAM ACL FMC VNH
Danh mục S/L SJ1 NGC CMX
Sau khi biết các chứng khoán thuộc cùng một danh mục ta tiến hành tính tỷ trọng dựa theo vốn hóa thị trường của nó. TSSL tháng mỗi danh mục được tính với tỷ trọng là % vốn hóa của chứng khoán trong danh mục.
(Xem TSSL tháng của các danh mục tại phụ lục 7)
Các chỉ số SMB, HML được tính trên TSSL theo tháng: SMB = (S/L+S/M+S/H)/3 – (B/L+B/M+B/H)/3 HML = (S/H+B/H)/2 – (S/L+B/L)/2
(Xem số liệu các biến giải thích của 2 mô hình tại phụ lục 7)
3.2. Kiểm định mô hình CAPM 3.2.1. Mô hình hồi quy 3.2.1. Mô hình hồi quy
Dùng phương pháp OLS, ta hồi quy TSSL vượt trội các danh mục theo nhân tố thị trường (Rm-Rf) để kiểm định sự phù hợp của mô hình CAPM trên TTCKVN.
Mô hình có dạng:
3.2.1.1. Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu
Một trong các giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phi ngẫu nhiên, chúng có các giá trị xác định. Nếu như chúng ta ước lượng một mô hình trong đó các biến độc lập không dừng thì giả thiết của OLS bị vi phạm. (Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, trường ĐHKT TPHCM, trang 265). Một chuỗi được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian.
Ta kiểm tra tính dừng của biến phần bù thị trường bằng phương pháp nghiệm đơn vị (Unit Root Test). Đối với mô hình CAPM, biến độc lập là nhân tố thị trường.
Xét mô hình: 𝑌t = ρ*𝑌t-1 + 𝑈t, trong đó Ut là nhiễu trắng.
Ta dùng tiêu chuẩn kiểm định Dickey-Fuller, kiểm định giả thiết Ho: ρ = 1, tức chuỗi không dừng. Giả thiết đối H1: ρ ≠ 1, chuỗi dừng. Bảng kết quả kiểm định sau:
Bảng 3.3: Kiểm định Unit Root Test trên nhân tố thị trường
Giá trị t của thống kê DF là -7,632390. Ta thấy |t| khi so sánh với t0,001; t0,005; t0,1 thì đều lớn hơn, có nghĩa là giả thiết Ho có thể bị bác bỏ với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Ta kết luận chuỗi dữ liệu của biến độc lập là chuỗi dừng.
3.2.1.2. Ước lượng mô hình hồi quy
Kết quả hồi quy ta được 6 mô hình cho các danh mục như sau: Danh mục B/H: Danh mục B/M: Danh mục B/L: Danh mục S/H: Danh mục S/M: Danh mục S/L: (Xem thêm ở phụ lục 8)
Với kết quả hồi quy như trên, ta nhận thấy 6 mô hình thì đều có phương sai số α thấp, cho thấy hầu như không có sự chênh lệch giữa TSSL thực tế và TSSL kỳ vọng ước lượng bằng CAPM. Đồng thời so sánh α với 0 cho ta biết được chứng khoán đang được định giá cao hay thấp.
Nếu α > 0: TSSL thực tế lớn hơn TSSL kỳ vọng ước lượng theo CAPM, chứng khoán đang được chiết khấu với TSSL cao hơn, tức chứng khoán đang bị định giá thấp, và ngược lại.
Khi xét đến ý nghĩa thống kê của α thì α không có ý nghĩa thống kê, vậy ta chấp nhận giả thiết α = 0, nghĩa là phần lớn các danh mục được định giá đúng.
Tất cả các danh mục đều có β dương và xoay quanh giá trị 1, cho thấy các chứng khoán thuộc ngành Thủy sản giai đoạn 2010 - 2014 biến động cùng chiều với thị trường và rủi ro gắn liền với rủi ro thị trường. Đặc biệt danh mục S/M có