Tình hình vận dụng các mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi để kinh doanh chứng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình fama french để dự báo tỷ suất sinh lời chứng khoán ngành thủy sản việt nam (Trang 28)

chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Thị trường chứng khoán việt nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm từ khi mới ra đời cho đến nay. Ở các nước trên thế giới thì việc định giá trước hết được phải có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi đáng tin cậy để ước lượng Ri trước khi hiện giá các dòng thu nhập tương lai. Tuy nhiên, từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi nào được áp dụng, nguyên nhân là vì thị trường Việt Nam còn non trẻ, còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách kiểm soát của Nhà nước, thị trường vẫn chưa hoạt động thật hiệu quả nên không thể tìm được những nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi tỷ suất sinh lợi, do đó vẫn chưa thể xây dựng một mô hình đáng tin cậy nào. Vì thực tế đó, nên khi tiến hành định giá chứng khoán, các nhà đầu tư Việt Nam vẫn thường bỏ qua bước dự báo tỷ suất sinh lợi. Điều này dễ dẫn đến các ước tính mang tính chủ quan và không phản ánh hết những thay đổi trong quá khứ của chứng khoán đó. Ngoài ra, các tổ chức định giá đưa ra khuyến nghị đầu tư có thể dễ dàng điều khiển thị trường cho những mục đích riêng thông qua việc định giá dựa những trên tỷ suất sinh lợi khác nhau. Điều này sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân, do họ tin tưởng vào tính chuyên nghiệp của các tổ chức định giá, khi đó giả cả thị trường sẽ có thể bị thao túng và cổ phiếu không còn ở mức giá trị thực của nó nữa.

Thị trường Việt Nam hiện vẫn còn có sự tham gia rất đông của các nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, cách lựa chọn phương pháp đầu tư của từng nhà đầu tư cũng khác nhau, có nhà đầu tư thì chọn đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật, một số đầu tư dựa trên tin tức, một số khác thì đầu tư dựa vào tâm lý đám đông và theo các xu hướng thị trường. Cũng có nhà đầu tư tham khảo các phân tích

cơ bản của các công ty chứng khoán phát hành để thực hiện kinh doanh. Ưu điểm của phương pháp này có độ rủi ro thấp vì họ rất hiểu và nắm vững hoạt động công ty, sự biến động theo xu hướng chung của nền kinh tế và nếu đầu tư theo trường phái giá trị của Warren Buffet có thể đạt được lợi nhuận rất cao, vì bằng phương pháp phân tích cơ bản có thể phát hiện ra những cổ phiếu tốt được thị trường định giá thấp và khi thị trường nhận ra giá trị thực sự của cổ phiếu này thì giá của nó sẽ tăng cao và nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn. Yếu tố đầu tư tâm lý bầy đàn và theo xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, vì các nhà đầu tư nhận ra rằng sẽ rất rủi ro khi những nhà đầu tư chiếm vốn lớn trên thị trường gặp rủi ro và cũng không dễ để có thông tin chính xác hiện các nhà đầu tư lớn này đang dự định sẽ mua cổ phiếu nào, giá được sẽ được đẩy tới bao nhiêu. Nếu thông tin nhận được quá trễ hay không chính xác thì nhà đầu tư có thể phải chịu thua lỗ. Còn đối với phương pháp đầu tư theo phương pháp kỹ thuật thì cũng có nhược điểm là rất dễ bị đánh lừa nếu một nhà đầu tư nào đó đang kiểm soát một cổ phiếu nhất định và thực hiện mua bán để tạo cung ảo, cầu ảo. Các nhà đầu tư khác nếu chỉ dựa vào các chỉ báo kỹ thuật mà không có các phân tích khác thì sẽ lầm tưởng đây là cổ phiếu tốt được nhiều người quan tâm. Thêm vào đó, kiến thức về chứng khoán của các nhà đầu tư còn hạn chế nên việc phân tích các đồ thị gây rất nhiều khó khăn và bất lợi cho các nhà đầu tư. Không những thế, do phân tích kỹ thuật chủ yếu là dùng đồ thị, sử dụng các mô hình và công thức toán học nên việc này sẽ được giao cho máy móc làm sẽ thích hợp hơn con người. Chúng ta cũng thấy lỗ hổng trong phương pháp đầu tư này, việc lập trình cho máy tính tự ra quyết định theo trường phái phân tích kỹ thuật đã tạo ra ra ngày “đen tối” trong lịch sử chứng khoán thế giới, DowJones đã giảm 1000 điểm trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, có tới 60% lệnh đặt mua bán chứng khoán là do máy tính tự động thực hiện và nhiều tổ chức cũng như nhà đầu tư trắng tay vì đã quá tin tưởng vào các mô hình phân tích kỹ thuật mà không sử dụng các công cụ và biện pháp phân tích khác.

Ngoài ra, theo nguồn dữ liệu tổng hợp từ thực tế của các công ty định giá hiện nay thì ta thấy rằng trong các phương pháp định giá theo phân tích cơ bản thì các nhà định giá chủ yếu dựa vào phương pháp định giá giá trên thu nhập (P/E) và giá trên giá trị sổ sách (P/BV). Và nếu việc định giá dựa trên kỹ thuật chiết khấu dòng tiền thì họ chủ yếu dùng phương pháp hiện giá dòng tiền hoạt động (OFCF) và hiện giá dòng tiền vốn cổ phần (FCFE) kết hợp với việc định giá theo phương pháp P/E và P/BV. Tuy nhiên, chúng rất phụ thuộc vào việc xử lý và ước đoán các dữ liệu đầu vào, đặc biệt là trong thị trường không hiệu quả, của yếu tố tỷ lệ tăng trưởng của dòng tiền (cả tỷ lệ tăng trưởng và khoảng thời gian tăng trưởng) và ước lượng tỷ lệ chiết khấu. Đến đây, chúng ta lại có nhiều nghi vấn liệu rằng phương pháp định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền và mô hình định giá tương đối có thể là công cụ hữu ích cho nhà đầu tư chứng khoán để kiếm lời hay không.

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Quá trình ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Ủy Ban Chứng Khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai chứng khoán đầu tiên là REE và SAM.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức chào đời ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).

Sau 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TP.HCM đã chính thức được chính phủ ký Quyết định số 599/QĐTTg ngày 11/5/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) TP HCM và chính thức khai trương vào ngày 8/8/2007.

2.1.2. Thực trạng TTCK Việt Nam trong những năm qua

Trong những năm 2006 - 2007, TTCK Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số Vn-Index và Hnx-Index đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước,

thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2011 bao gồm:

TTCK sụt giảm mạnh, thậm chí thiết lập mức đáy lịch sử mới. Tính chung cả năm 2011, chỉ số Vn-Index và Hnx-Index giảm lần lượt 27,6% (từ mức 485,97 điểm xuống còn 351,6 điểm) và 49,9% (từ mức 113,4 điểm xuống còn 56,8 điểm) so với đầu năm. Giá trị vốn hóa của TTCK chỉ còn tương đương hơn 20% GDP. Nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và thậm chí đã có một số công ty lâm vào tình trạng mất thanh khoản. Tính đến 9/2011, 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã hầu như không quan tâm đến TTCK Việt Nam.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2012 bao gồm:

Ngay từ những tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% so với cuối năm 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới.Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bất ổn kinh tế phát sinh, chứng khoán Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn. Đỉnh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc không phanh. Chỉ trong vòng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4%. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2013 bao gồm:

VN-Index duy trì trên 500 điểm, thanh khoản trên 2 sàn niêm yết đạt cao 4 năm trở lại đây. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm 2013 ở mức 504,63 điểm, tức tăng 21,97% so với hồi đầu năm 2012. Ngày 21/11/2013, thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam vọt lên gần 3.200 tỷ đồng. Trong đó,

tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 173,935 triệu đơn vị, trị giá lên tới 2.425,71 tỷ đồng. Còn tại sàn HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 100,271 triệu đơn vị, trị giá 755,81 tỷ đồng. Đáng chú ý, đến ngày 20/12, thanh khoản 2 sàn tiếp tục đạt hơn 3.650 tỷ, tương đương tổng khối lượng giao dịch là 233,43 triệu đơn vị. Trong năm 2013, cả hai Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đều thực hiện kéo dài thời gian giao dịch đến 15 giờ hàng ngày nhằm mục đích tiến gần hơn với thời gian giao dịch của các thị trường quốc tế và thúc đẩy giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HOSE đã áp dụng thời gian này từ ngày 22/7/2013 trong khi HNX cũng áp dụng thời gian giao dịch mới ngay sau đó một tuần, vào ngày 29/7/2013.

Mức vốn hoá thị trường năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP.

Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ, bình quân giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt 1.257 tỷ đồng/phiên (tăng 90%) và bình quân giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2014 bao gồm:

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù xen kẽ trong năm có những yếu tố vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK như tình hình Biển Đông, giá dầu quốc tế giảm mạnh và một số điều chỉnh của chính sách tiền tệ, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số kết quả như sau:

TTCK Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN- Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức điểm 92,99 (ngày 24/3) sau đúng 3

năm. Tính đến ngày 08/12/2014, chỉ số VN-Index đạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2013, còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2013.

Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 08/12/2014, toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm yết. Mức vốn hóa thị trường đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP. Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014 ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.

Trên cơ sở Đề án về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh đã được TTCP phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh để trình Chính phủ trong tháng 12/2014. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm mới, tạo ra công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tăng sức hấp dẫn cũng như góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ở một tầm cao mới.

Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng đạt kết quả tốt. Tính đến tháng 09/2014 đã có 20 công ty chứng khoán chấm dứt và đình chỉ hoạt động, giải thể, hợp nhất, giảm số công ty chứng khoán thua lỗ từ 60% xuống còn dưới 20%.

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Vn-Index và khối lượng giao dịch

(Nguồn: www.cophieu68.vn ) Biểu đồ 2.2: Chỉ số Hnx-Index và khối lượng giao dịch

(Nguồn: www.cophieu68.vn )

2.2. Thực trạng của ngành Thủy sản Việt Nam 2.2.1. Đặc điểm ngành Thủy sản Việt Nam 2.2.1. Đặc điểm ngành Thủy sản Việt Nam

Năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên được chính phủ Việt Nam cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trương trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt vào năm 1986, khi bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường xuất khẩu thủy sản đã được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ nhanh, mở đường cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công nghiệp và khai thác đánh bắt, chăn nuôi.

Với bờ biển trải dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn một triệu km2. Việt Nam cũng có mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc; và một nền văn minh lúa nước lâu đời. Những yếu tố này đã giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thủy sản và từ lâu đã nổi tiếng là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản hàng đầu trong khu vực (cùng với Indonesia, Philippines và Thái Lan).

Mặt nước thuộc chủ quyền của Việt Nam ước tính có xấp xỉ 2.000 loài thủy sản, trong đó có 130 loài có giá trị thương mại cao. Trữ lượng thủy hải sản của Việt

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và mô hình fama french để dự báo tỷ suất sinh lời chứng khoán ngành thủy sản việt nam (Trang 28)