Biểu đồ GANTT 28

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại viện kỹ thuật cơ giới quân sự (Trang 29 - 33)

Biểu đồ Gantt ra đời vào năm 1918 bởi HENRRY GANTT. Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bầy tiến trình thực tế cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của Dự án theo trình tự thời gian. Mục đích của GANTT

Hoµng Thä Linh Th¹c SÜ Qu¶n TrÞ Kinh Doanh là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của Dự án. Tiến độ này phụ thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.

Nội dung:

Đây là công cụ thường dùng nhiều nhất trong lập kế hoạch, quản lý thời gian hoạt động và kiểm soát dự án

Nội dung của phương pháp GANTT là xác định thứ tự thực hiện các hoạt động của Dự án, từ hoạt động chuẩn bị đến công việc hoàn thành kết thúc Dự án lên biểu đồ dạng sơ đồ ngang tùy thuộc vào:

-Độ dài thời gian của mỗi hoạt động; -Các điều kiện có trước của mỗi hoạt động; -Các kỳ hạn cần phải tuân thủ;

-Khả năng thực hiện và khả năng xử lý những vấn đề (thời gian làm việc thêm, vốn đầu tưđã thực hiện).

Biểu đồ GANTT sau khi xây dựng xong sẽ cho phép chúng ta theo dõi tiến trình thực hiện các hoạt động của Dự án, xác định thời gian thực hiện các hoạt động đó, đồng thời cũng có thể biết được khoảng thời gian dự trữ của từng công việc.

Kế hoạch thực hiện Dự án được thể hiện trên sơ đồ GANTT sẽ làm cơ sở cho việc điều khiển quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng. Biểu đồ GANTT là công cụ dễ nhìn, thuận tiện cho quá trình tổ chức điều khiển.

Để sử dụng phương pháp GANTT, cần phải tiến hành một số công việc sau:

Hoµng Thä Linh Th¹c SÜ Qu¶n TrÞ Kinh Doanh + Xác định khối lượng công tác những hoạt động khác nhau cần phải thực hiện trong khuôn khổ của Dự án đó;

+ Xác định độ dài thời gian thực hiện và lực lượng tham gia, nhu cầu nguồn lực cần thiết cho các hoạt động đó;

+ Xác định mối liên hệ, các quan hệ giữa các hoạt động;

+ Xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời gian dự trữ của mỗi hoạt động.

Phương pháp xây dựng:

Dựa trên biểu đồ, ta có thể sắp xếp các hoạt động theo phương thức triển khai chậm hoặc triển khai sớm.

Triển khai sớm cho phép các hoạt động có thể bắt đầu càng sớm càng tốt miễn là không ảnh hưởng đến các hoạt trước chúng. Ta sẽ có được thời hạn sớm nhất có thể hoàn thành dự án. Mốc thời gian này được sử dụng như yêu cầu về thời hạn hoàn thành cho trường hợp triển khai muộn.

Trong cách triển khai chậm, các hoạt động có thể đẩy lùi lại tùy ý sao cho thời hạn sớm nhất có thể hoàn thành dự án không bịảnh hưởng.

Thời gian thực hiện mỗi công việc Các điều kiện trước của các công việc Các thời hạn hoàn thành của dự án và của các công việc Khả năng sản xuất và khả năng xử lý các khó khăn trong giới hạn về số vốn đầu tưđã thực hiện, số giờ làm thêm Trong quá trình thực hiện có thể thể hiện mức độ sản xuất lớn hơn mức dự kiến, hoặc thời gian thực hiện dài hơn thời gian dự kiến

Hoµng Thä Linh Th¹c SÜ Qu¶n TrÞ Kinh Doanh • Ưu điểm:

Dễ học, dễ nhận biết tình trạng thực tế của từng công việc cũng như của toàn bộ dự án.

Dễ xây dựng, do đó được sử dụng khá phổ biến

Thấy được tình hình nhanh chậm của các công việc, tính liên tục của chúng. Từđó có thể nhanh tiến độ, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tín liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý của chúng.

Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch sản xuất, xác định được thời gian thực hiện chương trình sản xuất đó, xác định được độ dài thời gian thực hiện của dự án, và khoảng thời gian dự trữ của từng công việc.

Nhược điểm:

Đối với các dự án phức tạp thì biểu đồ không chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ qua lại giữa các loại công việc.

Trong trường hợp phải điều chỉnh lại biểu đồ thì công việc khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Không chỉ ra được sự khác biệt và ý nghĩa các loại thời gian dự trữ

Không cho phép người quản lý thấy rõ được – qua sơ đồ - mối liên hệ giữa các hoạt động của Dự án;

Không phản ánh rõ những hoạt động quan trọng cần chú ý trong quá trình điều khiển và đảm bảo tiến độđã vạch ra;

Không phản ánh cho người quản lý biết cách phải làm thế nào để rút ngắn tiến độ thực hiện Dự án.

Hoµng Thä Linh Th¹c SÜ Qu¶n TrÞ Kinh Doanh

Hình 1.8: Sơ đồ minh họa công việc theo đường GANTT

Thời gian công tác Đàm phán hợp đồng Ký kết hợp đồng Hiệu lực hợp đồng Phát hành thư bảo lãnh Vận chuyển hàng hóa Xây dựng nhà trạm Lắp đặt hệ thống Kiểm tra hệ thống • Phạm vi áp dụng

Phương pháp này sử dụng đối với các sản phẩm tương đối đơn giản, Dự án nhỏ

Phương pháp này còn sử dụng để bổ sung phương pháp sơ đồ PERT trong quản lý thực hiện Dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại viện kỹ thuật cơ giới quân sự (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)