Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 93)

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Cần đầu tư cho những dự án quy mô lớn, tập trung khai thác những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng thô, chưa qua chế biến. Thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chú trọng tăng mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

- Chủ động khai thác thị trường xuất khẩu, mở rộng thêm các thị trường mới, chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón những cơ hội mới mà những thỏa thuận hợp tác thương mại mang lại cho doanh nghiệp.

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ xuất khẩu như cảng biển, sân bãi, kho ngoại quan và các dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần....

- Cần có những biện pháp hỗ trợ, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài nhằm hạn chế nhập khẩu.

- Cần có những chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm ứng phó với những biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là biến động ở những nước có kim ngạch thương mại lớn hơn Việt Nam.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng nhà nước cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo rổ tiền tệ để đưa giá trị của VND về đúng tỷ giá cân bằng, phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Cần tránh việc định giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh thương mại của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam dẫn đến giá tăng

- Trong ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo được điều kiện lãi suất cân bằng. Muốn như vậy phải phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng chặt chẽ, đa dạng hóa các công cụ của thị trưởng tài chính: trái phiếu Ngân hàng Nhà nước, hối phiếu, kỳ phiếu,.... Trong dài hạn, cần gắn chặt chính sách tỷ giá với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Ngân hàng Nhà nước thay vì điều tiết trực tiếp như hiện nay nên chuyển sang điều tiết gián tiếp can thiệp trên thị trường khi có biến động lớn.

- Cần tăng cường dự trữ ngoại hối thông qua việc quản lý chặt chẽ các giao dịch ngoại tệ diễn ra trên thị trường. Về vấn đề này Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện khá tốt với động thái gần đây nhất là việc thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tu số 13/2011/TT-NHNN quy định về việc mua bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào một ngoại tệ là USD như trước đây. Điều đó sẽ giúp tránh được những rủi ro không đáng có ảnh hưởng đến Việt Nam khi tỷ giá giữa những đồng tiền mạnh thay đổi.

- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường nghiên cứu để xây dựng các mô hình thống kê, tính toán, dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như tỷ giá, lạm phát, chỉ số giá ....một cách hiệu quả hơn.

Kết luận

Bài nghiên cứu đã trình bày những vấn đề chung về cán cân thanh toán quốc tế, thực trạng cán cân thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2015 cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai và tài khoản vốn – tài chính.

Qua đó có cái nhìn rõ nét hơn về từng thành phần cấu tạo nên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Bên cạnh đó bằng phương pháp định tính và định lượng kết hợp với dự báo của IMF. Bài nghiên cứu đã nêu lên xu hướng của cán cân tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và cán cân tổng thể trong thời gian tới. Thêm nữa, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra những ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến cán cân vãng lai như: lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, các biện pháp hạn chế của Chính phủ; các nhân tố tác động đến cán cân vốn nư: tỷ giá hối đoái, tự do hóa tài cính, các biện pháp kiểm soát vốn. Từ đó đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện cán cân vãng lai, cán cân vốn của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam.

Trong khuôn khổ phân tích của bài này, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót cũng như thời gian nghiên cứu và khảo sát ngắn (do hạn chế của việc thu thập số liệu). Bên cạnh đó, chỉ mới phân tích trên những phần cơ bản nhất, chưa thực sự đi sâu, phân tích một cách tỷ mỷ về cán cân thanh toán quốc tế (trong cán cân thanh toán quốc tế có khoản mục sai số thống kê rất khó nhận xét và dự báo, khoản mục này trong cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn được lưu giữ là số liệu mật, có rất ít ý nghĩa thực tế). Do đó, theo quan điểm em, sau bài nghiên cứu này, cần có những bài phân tích kỹ hơn về cán cân thanh toán quốc tế để từ đó có thể đề ra những chính sách đúng đắn và sát thực tế phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

i) PGS, TS Phan Duy Minh: Giáo trình tài chính quốc tế (2012). NXB Tài chính.

ii) GS, TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình tài chính quốc tế. NXB Thống kê.

iii) Các trang Web:

+ Trang web tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn

+ Trang web Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn

+ Trang web Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

+ Trang web nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới:

www.vneconomy.vn

+ Trang web của Quỹ Tiền tệ thế giới IMF: www.imf.org

BẢNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ)

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu Quý I Quý

II Quý III Quý IV Cả năm A. Cán cân vãng lai

Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b

Hàng hóa (ròng)

Dịch vụ: Xuất khẩu Dịch vụ: Nhập khẩu

Dịch vụ (ròng)

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi

Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng)

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi

Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng)

B. Cán cân vốn

Cán cân vốn: Thu Cán cân vốn: Chi

Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn

C. Cán cân tài chính

Đầu tư trực tiếp (ròng)

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ

Chứng khoản nợ

Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ

Chứng khoán nợ

Đầu tư gián tiếp (ròng)

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)

Đầu tư khác: Tài sản có Tiền và tiền gửi

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài Ngắn hạn

Dài hạn

Tín dụng thương mại và ứng trước Các khoản phải thu/phải trả khác Đầu tư khác: Tài sản nợ

Tiền và tiền gửi

Vay, trả nợ nước ngoài Ngắn hạn

Dài hạn

Tín dụng thương mại và ứng trước Các khoản phải thu/phải trả khác

D. Lỗi và Sai sót E. Cán cân tổng thể F. Dự trữ và các hạng mục liên quan Tài sản dự trữ Tín dụng và vay nợ từ IMF Tài trợ đặc biệt

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w