Bảng 2.1: Diễn biến cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, cán cân tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
CA -0,164 -6,992 -10,8 -6,6 -4,3 0,2 9,3 9,5 7,8 7,0
KA 3,088 17,54 12,3 11,3 6,9 6,5 8,7 -0,2 4,3 3,8
OB 4,322 10,199 0,5 -8,9 -1,8 1,1 11,9 0,6 12,0 10,8
Hình 2.1: Diễn biến cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, cán cân tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Đơn vị: tỷ USD
Cán cân tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 nhìn chung là thặng dư, giá trị thặng dư trung bình giai đoạn là 4,07 tỷ USD.
Năm 2006, cán cân tổng thể thặng dư 4,422 tỷ USD, đến năm 2007 giá trị thặng dư tăng thêm 6 tỷ USD, đạt mức thặng dư 10,199 tỷ USD trong năm 2007.
Nguyên nhân, năm 2007, cán cân vốn thặng dư cao hơn thâm hụt cán cân vãng lai rất nhiều, dẫn đến cán cân tổng thể thặng dư cao và dự trữ ngoại hối gia tăng do nhà nước thực hiện chính sách mua ngoại tệ để ngăn ngừa việc tăng giá của VNĐ trong bối cảnh dòng vốn đổ vào trong nước gia tăng.
Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt cao, trong khi dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam giảm mạnh khiến cho thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng trong
khi thặng dư cán cân vốn giảm, dẫn tới cán cân tổng thể thặng dư thấp, với mức thặng dư là 0,5 tỷ USD theo báo cáo của IMF.
Chỉ riêng năm 2009 và 2010, cán cân tổng thể của Việt Nam bị thâm hụt. Trong đó, năm 2009, cán cân tổng thể thâm hụt nặng nề và cao nhất giai đoạn với mức thâm hụt đạt gần 8 tỷ USD. Năm 2010, mức thâm hụt này đã được cải thiện đáng kể, giảm chỉ còn thâm hụt 1,8 tỷ USD.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thặng dư cán cân vốn và tài chính không đủ bù đắp cho sự thâm hụt của cán cân thương mại, nên cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2009 bị thâm hụt cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015.
Theo IMF Report số 14/311, năm 2010 cán cân tổng thể thâm hụt 1,8 tỷ USD là do:
-Cán cân vãng lai thâm hụt 4,3 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại thâm hụt 5,1 tỷ USD; dịch vụ ròng thâm hụt 2,5 tỷ USD; thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 4,6 tỷ USD; chuyển tiền ròng thặng dư 7,9 tỷ USD..
-Cán cân vốn và tài chính thặng dư 6,2 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thặng dư 7,1 tỷ USD; vay trung và dài hạn thặng dư 2,8 tỷ USD; vay ngắn hạn thâm hụt 6 tỷ USD.
Năm 2011, cán cân tổng thể của Việt Nam đã thoát khỏi thâm hụt, và đạt thặng dư ở mức 1,1 tỷ USD. Cho thấy dấu hiệu phục hồi của cán cân tổng thể của Việt Nam sau giai đoạn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Cũng theo IMF Report số 14/311, năm 2012 cán cân tổng thể của Việt Nam thặng dư 11,9 tỷ USD cao nhất trong giai đoạn 2006-2013, gấp gần 3 lần mức thặng dư trung bình giai đoạn. Trong đó:
-Cán cân vãng lai thặng dư 9,3 tỷ USD; trong đó cán cân thương mại thặng dư 8,7 tỷ USD; dịch vụ dòng thâm hụt 1,4 tỷ USD; thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 6,2 tỷ USD; chuyển tiền ròng thặng dư 8,2 tỷ USD.
-Cán cân vốn và tài chính thặng dự 8,7 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài thặng dư 7,2 tỷ USD; vay trung và dài hạn thặng dư 4,3 tỷ USD, vay ngắn hạn thâm hụt 4,7 tỷ USD.
Theo dự báo và kế hoạch, IMF cho rằng năm 2013, 2014, 2015 Việt Nam đều có cán cân tổng thể thặng dư, năm 2014 Việt Nam sẽ thặng dư cao nhất lên đến 12 tỷ USD. Đây đều là những dấu hiệu đáng chúc mừng cho nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.
Trên tiến trình hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt trong những năm gần đây, quy mô các hoạt động kinh tế ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng và số lượng giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra và cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, nền kinh tế tỷ trọng lớn là nông nghiệp và chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, cho nên, cán cân vãng lai của Việt Nam từ khi gia nhập WTO cho đến nay vẫn không đạt được như kỳ vọng của các nhà kinh tế.
2.1.2. Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015.
Bảng 2.2: Tình hình Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 – 2015.
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
GDP 60,933 71,111 90,3 101,6 112,8 134,6 155,6 170,6 187,8 204,5
% GDP -0,3% -10% -12% -6% -3,83% 0,15% 5,98% 5,57% 4,15% 3,42%
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 10/281, 12/165, 14/311
Hình 2.2: Diễn biến cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2006- 2015.
Đơn vị: tỷ USD
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, cán cân vãng lai liên tục thâm hụt, với mức thâm hụt trung bình giai đoạn là 6 tỷ USD.
Trong đó, năm 2006 cán cân vãng lai thâm hụt 0,164 tỷ thấp nhất giai đoạn, chỉ bằng 0,03 lần mức thâm hụt trung bình giai đoạn, tương ứng với 0,3%GDP.
Năm 2006, cán cân vãng lai thâm hụt ít là do đóng góp một phần không nhỏ của 750 triệu USD vốn nước ngoài vay được sau đợt phát hành trái phiếu quốc tế hồi tháng 11 năm 2005.
Năm 2007, cán cân vãng lai đột nhiên thâm hụt tăng cao lên đến 6,002 tỷ USD, cao hơn mức tăng trung bình của giai đoạn 2006-2010 là 6 tỷ USD. Đến năm 2008, mức thâm hụt tăng lên đến 10,8 tỷ và là mức thâm hụt cao nhất trong giai đoạn 2006-2010, gấp 1,8 lần mức thâm hụt trung bình giai đoạn.
Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007 đã lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu, trở thành cuộc khủng hoàng lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929-1933. Các tác động của cuộc khủng hoảng trên lan tràn tràn trên diện rộng, không chỉ trong hoạt động của các ngân hàng, mà tất cả các nền kinh tế, các thị trường kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, cán cân vãng lai của hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo của IMF, trong năm 2007 và 2008 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt 6,992 tỷ USD, 10,787 tỷ USD tương đương 10%, 12%GDP, vượt ngưỡng an toàn (5%GDP) 2 lần, tất cả những con số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng báo động vào cuối năm 2008. Nguyên nhân chính là do những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam, lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 (theo IMF lạm phát cả năm 2008 là 28%) giá xăng dầu trên thế giới cũng tăng cao.
Sang năm 2009, thâm hụt cán cân vãng lai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Cán cân vãng năm 2010 của nước ta vẫn thâm hụt hơn 4 tỷ USD, tương đương 3,83%GDP, tính một cách chi tiết thì con số 4 tỷ USD rơi vào khoảng 2,5 tỷ USD, do lượng kiều hối đạt khoảng 8,4 tỷ USD, FDI, FII (tính riêng dòng tiền vào thị trường chứng khoán dương khoảng 1 tỷ USD), ODA.. đều
Giai đoạn 2011-2013, cán cân vãng lai của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và liên tục thặng dư, với mức thặng dư trung bình giai đoạn đạt 6,33 tỷ USD. Năm 2011, cán cân vãng lai của Việt Nam đã thặng dư 0,2 tỷ USD tương đương 0,15%GDP. Năm 2012, cán cân vãng lai của nước ta đã đạt thặng dư 9,3 tỷ USD, tương đương 5,98%GDP. Năm 2013, cán cân vãng lai của Việt Nam mức thặng dư cao nhất đạt 9,5 tỷ USD, tương đương 5,57%GDP, gấp 1,5 lần mức thặng dư trung bình giai đoạn 2011-2013.
Theo kế hoạch của IMF, cán cân vãng lai của nước ta sẽ tiếp tục thặng dư gần 7 tỷ USD ở các năm 2014 và 2015. Qua đấy cho chúng ta thấy những nổ lực đáng kể của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương trong việc khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng năm 2008.
Phân tích chi tiết từng cán cân bộ phận cấu thành cán cân vãng lai.
2.1.2.1. Cán cân thương mại
Giai đoạn từ năm 2006-2015: Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2006-2015
Đơn vị: tỷ USD Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 XK hàng hóa giá FOB 39,82 6 48,561 62,68 5 57,1 72,2 96,9 114,5 132,1 149,7 164,1 NK hàng hóa giá FOB 42,60 2 58,921 75,467 64,7 77,4 97,5 105, 8 123,4 143,5 158,1 TB=XK-NK -2,776 - 10,36 0 - 12,78 2 - 8,30 6 -5,1 -0,4 8,7 8,7 6,2 6,0
GDP 60,933 71,111 90,274 101,6 112,8 134,6 155,6 170,6 187,8 204,5
% so với
GDP(%) -4,6 -14,57 -14,16 -8,54 -4,52 -0,3 5,59 5,1 3,3 2,9
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 10/281, 12/165, 14/311
Hình 2.3: Diễn biến xuất, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Đơn vị: tỷ USD
Diễn biến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 được chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn thứ nhất là từ năm 2006 – 2011, đây là giai đoạn cán cân thương mại của Việt Nam liên tục thâm hụt, với mức thâm hụt trung bình giai đoạn là 6 tỷ USD; giai đoạn thứ hai là từ năm 2012 cho đến nay, đây là giai đoạn cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện và liên tục thặng dư với mức thặng dư trung bình giai đoạn đạt gần 8 tỷ USD; xu hướng của cán cân Việt Nam năm 2015 và 2016 vẫn tiếp tục đạt thặng dư
Giai đoạn thứ nhất từ năm 2006-2011, diễn biến cán cân thương mại như sau:
Năm 2006, cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt 2,776 tỷ USD, tương ứng với 4,6%GDP.
Năm 2007, cán cân thương mại đã thâm hụt ở mức kỷ lục cao lên tới 10 tỷ USD, và tiếp tục thâm hụt cao hơn và mức thâm hụt cao nhất vào năm 2008 lên tới hơn 12 tỷ USD, cao gấp 2 lần mức trung bình thâm hụt giai đoạn. Nguyên nhân chính là do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao và khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho các nước hạn chế nhập khẩu. Năm 2008 do sản lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào những tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu cũng đã tăng trở lại
Đến năm 2009, mức thâm hụt đã được giảm đi đáng kể, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình giai đoạn 2,3 tỷ USD, gấp 1,38 lần.
Nguyên nhân là do năm 2009 là năm kinh tế thế giới vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá cả hàng hóa thế giới sau thời kỳ tăng giá cùng với xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tình hình thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện đáng kể vào năm 2010 với mức thâm hụt là 5,1 tỷ USD; và tiếp tục được cải thiện, đến năm 2011với mức thâm hụt là 0,4 tỷ USD,chỉ bằng 0,07 mức thâm hụt trung bình giai đoạn.Mức nhập siêu này thấp hơn mức mục tiêu là 16% mà Chính Phủ đề ra, đồng thời là mức thấp nhất trong giai đoạn 2006-2011.
Sau 6 năm liên tục nhập siêu, đến năm 2012 Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu với mức thặng dư đạt 8,7 tỷ USD, tương ứng với ,5,59%GDP; mức thặng dư này tiếp tục được duy trì trong năm 2013.
Nguyên nhân là do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là gia công nhiều, do vậy, tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thường sẽ đi đôi với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Và trùng với dự báo của các chuyên gia, năm 2014 và năm 2015 theo ước tính cũng như theo kế hoạch thì Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu. Theo kế hoạch thì năm 2014, Việt Nam xuất siêu 6,2 tỷ USD, năm 2015, xuất siêu 6,0 tỷ USD. Như vậy, năm 2015 được ghi nhận là năm thứ tư liên tiếp xuất siêu kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục xuất siêu trong vài năm tới, với xu hướng giá trị thặng dư giảm dần.
2.1.2.2. Cán cân dịch vụ
Một điều dễ nhận thấy là, đối với nhiều nước phát triển thì cán cân dịch vụ là một phần quan trọng trong cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung, tuy nhiên đối với Việt Nam thì cán cân dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cán cân vãng lai cũng như toàn bộ cán cân thanh toán.
Bảng 2.4: Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2006-2015
Đơn vị: triệu USD
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 SE -8 -894 -915 -2400 -2500 -3200 -1400 -1400 -2300 -2500
XK 5.100 6.030 7.041 5800 7500 8700 9600 10500 11700 12700
NK 5.108 6.785 7.956 8200 9900 11900 11100 11900 14000 15100
Hình 2.4: Diễn biến cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Đơn vị: Tỷ USD
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam nói chung còn rất nhỏ. Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị trường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa.
Theo số liệu thống kê của IMF, cán cân dịch vụ của nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt. Ngoại trừ năm 2006, cán cân gần đạt trạng thái cân bằng, thâm hụt rất nhỏ là 8 triệu USD, do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị của Chính phủ năm 2005 nhằm chuẩn bị cho quá trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và tiến tới gai nhập WTO thì từ năm 2007 tới nay, thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 mức thâm hụt là 0,894 tỷ USD, đến năm 2011 thâm hụt là 3,2 tỷ USD; mức thâm hụt này giảm đi trong 2 năm 2012, 2013 là 1,4 tỷ
USD, thì đến năm 2014 và 2015 mức thâm hụt là tăng lên ước tính gần 2,5 tỷ USD vào năm 2015.
Năm 2011, thâm hụt cán cân dịch vụ là nặng nề nhất. Cụ thể, năm 2011, xuất khẩu dịch vụ đạt 8,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2010; nhập khẩu dịch vụ đạt 11,9 tỷ USD, tăng 20,2%. Cho nên, cán cân dịch vụ thâm hụt 3,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2010. Nhưng tình trạng thâm hụt cao này đã được cải thiện đáng kể khi Việt Nam bước sang năm 2012.
Cụ thể, năm 2012, Việt Nam xuất khẩu dịch vụ ước đạt 9,6 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm trước, trong đó dịch vụ du lịch chiếm 6,6 tỷ USD, tăng