Đối với ảnh hưởng của nhân tố lạm phát

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)

Các yếu tố ở trong nước và trên thế giới có tác động làm tăng lạm phát vẫn còn; trong nước, những yếu tố tiềm ẩn lạm phát nhứ hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp ...chuyển biến còn chậm.

Chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu có giảm so với thế giới nhưng trong nước việc giảm giá vẫn còn chậm cần phải có cơ chế điều chihr giá xăng cho phù hợp với nền kinh tế trong nước và thế giới. Việc mua vào USD để tranh thủ thời cơ tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị thu hẹp, nếu không có biện pháp dung hòa, thu đủ, thu nhanh lượng tiền đưa ra, sẽ tạo sức ép tăng tỷ iga, làm khuếch đại lạm phát ở trong nước. Lạm phát ở thị trường thế giới hiện nay đang khó dự đoán xu hướng và mức độ ...sẽ gây ra không ít khó khăn cho chúng ta về ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ quyết liệt các biện pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11, chưa thể chủ quan, thỏa mãn với những kết quả bức đầu đạt được.

Các kiến nghị giải pháp cần được quan tâm:

Thứ nhất, chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng cần tiết giảm chi phí hoạt động, giảm bớt lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quay nhanh vòng vốn.... để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất để có thể thay đổi cán cân thanh toán một chiều phần nào.

Thứ hai, cần mạnh tay hơn, cụ thể hơn trong việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công, nhất là các địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính và

các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt hơn. Góp phần giảm lạm phát để chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm.

Thứ ba, cần cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá, tránh “giật cục”, tranh thủ mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh quốc gia, nhưng cần thu đủ, thu nhanh lượng tiền đã đưa ra...vì nó sảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thanh toán.

Thứ tư, cần hết sực thận trong trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường, cần tạo tiền đề cho viêc thực hiện lộ trình: đa thành phần và giảm độc quyền.

Thứ năm, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mạnh hơn nữa, tuyên truyền giáo dục để giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, áp dụng các biện pháp mạnh để kiềm chế nhập khẩu, nhất là những mặt hàng cần kiểm soát, cần hạn chế, ngay cả những máy móc, thiết bị có kỹ thuật, công nghệ cũ, lạc hậu...

Thứ sáu, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về giá cả. Tăng cường phân tích và dự báo, tránh lạc quan quá, bi quan quá. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan một cách công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)