Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Curent Transfers – Tr)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 65)

Từ năm 2006 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, đây luôn được coi là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.

Bảng 2.6: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2006-2015

Đơn vị: triệu USD

Net Tr + 4.049 +4300 + 7300 + 6400 + 7900 +8700 + 8.200 +9500 +9700 +10000

Nguồn: IMF Report

Trong giai đoạn 2006-2015, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng trưởng nhanh, bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 12,5%, trong đó năm 2008, chuyển giao vãng lai một chiều đạt 7,3 tỷ, tăng 69,77% so với năm 2007, đây là mức tăng cao nhất giai đoạn.

Nguyên nhân kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, cộng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, thêm vào là sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên.

Từ năm 2008 đến nay, chuyển giao vãng lai một chiều luôn ở trên mức 6,4 tỷ USD, và tăng dần theo các năm năm 2010 đạt 7,9 tỷ, năm 2011 đạt 8,7 tỷ, năm 2012 đạt 8,2 tỷ; theo IMF dự báo thì năm 2014, 2015 chuyển giao vãng lai một chiều ở Việt Nam tiếp tục tăng và đạt 10 tỷ vào năm 2015.

Các khoản chuyển giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng trên có thể thấy các khoản chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao lãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài.

2.1.3. Cán cân vốn và tài chính

Bảng 2.7: Tình hình Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2006-2015

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

KA 3,088 17,54 12,3 11,3 6,9 6,5 8,7 -0,2 4,3 3,8

Nguồn: IMF Report

Cán cân vốn của Việt nam bao gồm các bộ phận cơ bản: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII), các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung – dài hạn và tài sản ngoại lệ của các Ngân hàng thương mại. Trong đó, FDI, FII và ODA là các khoản mục ảnh hưởng chủ yếu lên cán cân vốn và tài chính.

2.1.3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Bảng 2.8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2006-2015

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

FDI 2,315 6,55 9,6 7,6 8,0 7,5 8,4 8,9 9,1 9,4

Nguồn: IMF Report

Năm 2005, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới thật sự khởi sắc, khi Việt Nam thật sự trở thành một điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với sự thông thoáng hơn trong cơ chế cũng như nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn 2006 -2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân ở Việt Nam liên tục tăng thêm qua các năm; với mức giải ngân trung bình giai đoạn đạt 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên, vào các năm 2009, 2011 vốn FDI có kết quá giảm so với năm liền kề trước đó, nhưng lại được phục hồi lại vào các năm liền kề sau đó. Trong đó, năm 2011 vốn FDI giải ngân đạt 7,5 tỷ USD thấp nhất giai đoạn. Tuy nhiên, xu hướng tăng vốn giải ngân FDI luôn chiếm ưu

thế, và vốn giải ngân sẽ tăng đạt cao nhất giai đoạn vào năm 2015 và sẽ còn tăng vào các năm tiếp theo.

Cụ thể:

Năm 2006, đầu tư nước ngoài trực tiếp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với vốn FDI giải ngân đạt 2,3 tỷ USD.

Tới năm 2007 thì đầu tư nước ngoài đã thực sự bùng bổ ở Việt Nam với những con số hết sức ấn tượng, tổng số đã có 1.544 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký đạt 20,3 tỷ USD, tổng số vốn giải ngân là 6,55 tỷ USD, nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm đầu Việt Nam thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.

Dòng tiền FDI của năm 2008 là gần 10 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoản vốn.

Năm 2009, con số FDI giải ngân đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 43,2% tổng vốn đăng ký. Năm 2010, số vốn giải ngân trên vốn đăng ký là 8/19,8 tỷ USD, chiếm 40,4% tổng vốn đăng ký, năm 2011 là 7,5/14,6 tỷ USD, chiếm 51,4% tổng vốn đăng ký và năm 2012 theo số liệu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung là 10,46/16,3 tỷ USD, chiếm 64,17% tổng vốn đăng ký.

Năm 2012, FDI giảm về lượng nhưng có dấu hiệu chuyển biến về chất. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn FDI giải ngân trong năm 2012 đạt 8,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với mức 7,4 tỷ USD của năm 2011. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chính thức công bố ngày 11/3/2013, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.

Tính chung trong năm 2013, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012. Theo Cục Đầu tư nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 14,48 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thì xu hướng tăng trường về dòng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng và dần ổn định vào các năm tới.

2.1.3.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII

Bảng 2.9: Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2006 – 2015

Đơn vị: triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 FII 1.313 6.243 - 600 -100 2.400 1.500 2.00 0 1.50 0 1.90 0 2.000

Nguồn: IMF Report

Hình 2.5: Diễn biến vốn đầu tư gián tiếp nước người vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015.

Năm 2006, nguồn vốn FII vào Việt Nam với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 1.313 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh, lên đến 6.243 triệu USD vào năm 2007 cao nhất giai đoạn 2006-2015. Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006 và 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đến năm 2008 và năm 2009, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam bị thâm hụt tương ứng ở mức 600 triệu USD và 100 triệu USD; đây là hai năm duy nhất dòng vốn gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam bị thâm hụt.

Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại.

Năm 2010 đánh dấu sự trở lại của nguồn vốn FII vào Việt Nam, với vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,4 tỷ USD. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 1,5 tỷ USD, giảm 37,5% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn FII đạt 2 tỷ USD, tăng 33,33% so với năm 2011. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam các năm sau đó có xu hướng thặng dư và ổn định, với mức đầu tư xấp xỉ 2 tỷ USD mỗi năm.

2.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam.

2.2.1.1. Ảnh hưởng của nhân tố lạm phát

Lạm phát có ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia.

Khi lạm phát một nước tăng cao so với nước đối tác, do giá hàng hoá trong nước tăng nên người tiêu dùng trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hoá của nước ngoài làm nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu đối với ngoại tệ tăng và làm cho đồng ngoại tệ tăng giá. Ngoài ra, giá cao cũng làm giảm sút nhu cầu hàng hoá của nước ngoài đối với hàng trong nước (giảm xuất khẩu), từ đó làm ngoại tệ tăng giá do nguồn cung giảm. Như vậy, khi lạm phát tăng cao sẽ làm cho hoạt động nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, làm tăng giá đồng ngoại tệ hay làm giảm giá đồng nội tệ, dẫn đến cán cân vãng lai bị thâm hụt.

Lạm phát tăng sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng càng cao thì nước đó nhập siêu càng nhiều.

Bảng 2.10: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai giai đoạn 2006-2015. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 201 1 201 2 201 3 201 4 2015 CPI(%) 7,5 8,3 23,1 6,7 9,2 18,7 9,1 6,6 5,2 5,2 CA(tỷ USD) -0,164 -6,992 -10,8 -6,6 -4,3 0,2 9,3 9,5 7,8 7,0

Nguồn: IMF Report số 10/281, 12/156, 14/311

Theo bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:

Giai đoạn từ năm 2006 đến 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân là 9,7%.

Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đạt cao nhất là 23,1%, cán cân vãng lai thâm hụt nặng nhất là 10,8 tỷ USD. Năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng đạt thấp là 6,6 tỷ USD, thì cán cân vãng lai thặng dư cao ở mức 9,5 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2006 đến năm 2008 có xu hướng tăng mạnh từ 7,5% năm 2006 lên đến 23,1% năm 2008. Năm 2008, có chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao nhất giai đoạn, cao gấp hơn 2 lần trung bình giai đoạn. Tương ứng với sự tăng mạnh về chỉ số giá là sự thâm hụt nặng nề về cán cân vãng lai; và năm 2008 cũng là năm cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt cao nhất trong giai đoạn 2006-2014 với mức thâm hụt trên 10 tỷ USD.

Năm 2008 lạm phát tăng cao khiến cho cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt nặng nề, nguyên nhân chính là do:

-Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 đã làm cho giá lương thực, thực phẩm và giá dầu trên thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ lại thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng như mua vào USD để ổn định tỷ giá trong biên độ giao động nhằm thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng đầu tư qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dướng nhiều hình thức cho khu vực doanh nghiệp Nhà Nước... Tuy nhiên, tính kém hiệu quả và thất thoát của đầu tư công đã dẫn tới tăng cung tiền và tín dụng cao, gây ra lạm phát ở Việt Nam. Hơn nữa, tổng cầu gia tăng do sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng đã làm gia tăng thêm lạm phát do cầu kéo.

Chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh vào năm 2009 ở mức 6,7% nhưng lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 và 2011, đến năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đạt 18,7%.

Nhưng đến năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã giảm từ 18,7% năm 2011 xuông còn 9,1%; trong khi đó, cán cân vãng lai của Việt Nam đã thặng dư cao ở mức 9,3 tỷ USD tăng 9,1 tỷ USD so với năm 2011.

Từ năm 2012 đến nay chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. Năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng là 6,6%, năm 2014 và 2015 dự kiến chỉ số giá tiêu dùng không có nhiều biến động, đạt 5,2%. Cán cân vãng lai giai đoạn 2012 đến nay có xu hướng giảm về giá trị thặng dư, nhưng luôn ở trạng thái thặng dư cao trên 7 tỷ USD, đạt trên 3%GDP.

Theo IMF dự báo, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2013 có mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2006-2013. Trong khi đó, cán cân vãng lai năm 2013 thặng dư đạt 9,5 tỷ USD – cao nhất giai đoạn từ năm 2006-2013.

Năm 2014 , chỉ số giá tiêu dùng có tốc độ tăng chậm, ước tính chỉ số giá tiêu dùng của năm luôn ở mức 5,2%. Cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư trên 7 tỷ USD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với năm trước và so với kế hoạch năm nay, CPI năm 2014 tăng thấp hơn, trong khi tốc độ tăng GDP cao hơn, cán cân thương mại, cán cân thanh toán tiếp tục có số dư cao hơn… là kết quả “kép” tương đối toàn diện, không phải năm nào cũng đạt được, bởi lạm phát và tăng trưởng thường là cặp chỉ tiêu hiếm có sự đồng hành cùng một chiều, thậm chí còn dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn “tăng trưởng – lạm phát – thắt chặt – suy giảm – nới lỏng – tăng trưởng – lạm phát…” như đã xảy ra.

Dự báo lạm phát năm 2015 sẽ dao động quanh ngưỡng 2 – 3%. Mức lạm phát này dự kiến còn kéo dài trong những năm tiếp theo, nhiều khả năng sẽ là suốt giai đoạn 2016 – 2020. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ có thể “đột biến” khi nợ xấu cũng như rủi ro trong nền kinh tế được xử lý và kiểm soát một cách triệt để.

Theo IMF dự báo theo kế hoạch thì năm 2015, CPI của Việt Nam sẽ là 5,2%. Đây có lẽ là tín hiệu tốt cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm

Để tăng trưởng kinh tế ổn định, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm tới vấn đề lạm phát trong những năm tiếp theo. Khi các nhân tố khác không đổi, nếu tình hình lạm phát giảm sẽ có ảnh hưởng tích cực tới cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.

2.2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá hối đoái

Bảng 2.11: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam trong tương quan tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2014.

Năm

Tỷ giá chính thức (USD/VND)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá % Tăng, giảm Kim ngạch (tỷ USD) % Tăng, giảm Kim ngạch (tỷ USD % Tăng,

giảm Giá trị (tỷ USD) 2000 14.782 5,55 14,483 25,49 15,637 33,06 -1,154 2001 14.846 0,43 15,029 3,76 16,218 3,71 -1,189 2002 15.270 2,86 16,706 11,16 19,745 21,75 -3,039 2003 15.512 1,58 20,149 20,61 25,256 27,91 -5,107 2004 15.744 1,49 26,504 31,54 31,954 26,52 -5,405 2005 15.857 0,72 32,442 22,40 36,978 15,72 -4,536 2006 15.994 0,86 39,836 22,79 42,602 15,26 -2,776 2007 16.080 0,53 48,561 22,53 58,921 38,3 -10,36 2008 16.448 2,28 62,685 29,08 75,467 28,08 -12,78 2009 17.815 8,31 57,1 -8,91 64,7 -14,3 -8,306 2010 19.118 7,34 72,2 26,44 77,4 19,63 -5,1 2011 20.693 8,23 96,9 34,31 97,5 25,97 -0,4 2012 20.885 0,93 114,5 18,16 105,8 8,51 8,7 2013 20.913 0,14 132,1 15,37 123,4 16,63 8,7 2014 21.440 2,52 149,7 13,32 143,5 16,29 6,2

(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Ngân hàng Á châu và Tổng cục thống kê)

Theo bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm từ 2000 đến 2005, khi Việt Nam chưa thành thành viên của WTO , tỷ giá đồng VND được duy trì ở mức tương

đối ổn định, theo đó kim ngạch xuất khẩu cũng được duy trì ở mức tăng đều tuy nhiên cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt trong khoảng 4 đến 5 tỷ đô la Mỹ. Mức thâm hụt này phản ánh đúng nhu cầu và phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm này.

Tuy nhiên, sau năm 2005, đặc biệt là cuối năm 2006 và bước sang năm

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 65)