Các biện pháp kiểm soát vốn

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm mục tiêu nhất định của chính phủ.

Có hai phương pháp kiểm soát vốn là kiểm soát vốn trực tiếp và kiểm soát vốn gián tiếp.

Kiểm soát vốn trực tiếp còn gọi là kiểm soát vốn mang tính hành chính: là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm soát tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước

này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vũ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn.

Kiểm soát vốn gián tiếp còn gọi là kiểm soát vốn dựa trên những cơ sở thị trường: là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế những giao dịch này. Việc kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn.

Khi thương mại phát triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể làm tăng tài khoản vốn của một nước. Nhưng vấp phải sự trả đũa của nước khác bằng một loại thuế tương tự cho người tiêu dùng nước đó.

Một quốc gia thường áp dụng các biện pháp kiểm soát hạn chế nội tệ lưu chuyển ra nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vị thế cán cân thanh toán của quốc gia.

1.4.2.2. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác.

Nếu nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biện

động tiền tệ. Cán cân tài khoản vốn của một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó được dự kiến sẽ mạnh.

Ngược lại, cán cân tài khoản vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi.

1.4.2.3. Tự do hóa tài chính

Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Đây là một xu thế tất yếu cho sự phát triển knh tế của một nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trên đường tiến tới tự do hóa tài chính hoàn toàn.

Tự do hóa tài chính được xét theo hai hướng chính đó là: Tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính với nước ngoài.

Tự do hóa tài chính trong nước: tức là sẽ cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiện thị trường, hay có thể nói rõ hơn là xóa bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng.

Tự do hóa tài chính với nước ngoài: bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn hay nói cách khác tự do hóa tài chính với nước ngoài là loại bỏ kiểm soát vốn và hạn chế trong quản lý ngoại hối.

Ở đây, khi nói đến sự ảnh hướng của nhân tố tự do hóa tài chính, em chỉ xét sự tự do hóa tài chính với nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến cán cân vốn.

Khi Chính Phủ thực hiện việc tự do hóa tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hóa bản thân toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng dòng vốn mạnh mẽ vào Việt Nam, và làm gia tăng tài khoản vốn.

Ngược lại, khi Chính Phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn sẽ làm hạn chế dòng vốn quốc tế vào Việt Nam làm giảm tài khoản vốn

CHƯƠNG 2

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

2.1.Tình hình của cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trong phạm vi bài luận của em, em xin đề cập tới thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay, đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)