Ảnh hưởng của nhân tố tự do hóa tài chính

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 70)

Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính.

Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính với nước ngoài. Vấn đề liên quan đến sự gia tặng các dòng vốn ngoại vào nền kinh tế nên em chỉ tập trung vào tự do hóa tài chính với nước ngoài. Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn.

Ở cấp độ tự do hóa tài chính nước ngoài: loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối.

Các nước OECD tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tự do hóa đầu tư nước ngoài trực tiếp, cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; ADB dựa vào rủi ro để đánh giá và xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính với mục tiêu cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; cách tiếp cận của IMF cũng khá phức tạp, đó là xem xét đầy đủ mọi vấn đề từ cải cách vi mô, cơ cấu, xây dựng thể chế, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế tỷ giá để xây dựng lộ trình tự do hóa phù hợp.

Từ tháng 12 năm 2005,ở Việt Nam, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra

vẫn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngoài.

Nhưng gần đây đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt khi dòng vốn nước ngoài di chuyển mạnh mẽ vào Việt nam, điểm đáng chú ý là sự thay đổi của biên độ tỷ giá VND/USD. Cụ thể là trong năm 2007, lượng USD trong nền kinh tế tăng nhanh và ngay lập tức gây sức ép tăng giá đồng tiền Việt Nam, để ổn định tỷ giá thì Ngân Hàng Nhà Nước buộc phải tung tiền đồng ra để mua đô la vào. Như vậy khối lượng tiền đồng phải bơm ra sẽ phụ thuộc vào lượng đô la di chuyển vào nền kinh tế nhiều hay ít. Lúc đó, việc điều hành chính sách tiền tệ phải phụ thuộc vào lưu lượng USD trong nền kinh tế, điều này lại nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân Hàng Nhà Nước, khiến chính sách tiền tệ trở nên hết sức bị động.

Trong giai đoạn nhất định thì tỷ giá hối đoái được Ngân Hàng Nhà Nước quản lý vừa cố định vừa linh hoạt góp phần tạo điều kiện cho phát triển thương mại. Bảng tỷ giá dưới đây cho thấy sự linh động hơn và ngày càng tự do theo điều chỉnh của thị trường nếu các công cụ quản lý nhà nước hiệu quả hơn:

Bảng 2.13: Biên độ tỷ giá của Việt Nam qua các lần điều chỉnh

Năm Mở rộng biên độ Biên độ mới

2002 0,15% ± 0,25% 2006 0,25% ± 0,5% 2007 0,25% ± 0,75% Tháng 3/2008 0,25% ± 1,00% Tháng 6/2008 1% ± 2,00% Tháng 11/2008 1% ± 3.00% Tháng 3/2009 2% ± 5,00%

Tháng 11/2009 -2% ± 3,00%

Trong năm 2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá 2 lần. Tại lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2, ngày 18/08/2010, tỷ giá được điều chỉnh từ mức 18.544VND/USD lên 18.930VND/USD. Riêng biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên ở mức ± 3,00%. Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm kiềm chế nhập siêu.

Thị trường ngoại tệ tự do dường như đã phản ứng khá sớm trước quyết định chính thức này được công bố. Theo đó, từ sáng ngày 17/8/2010 giá USD tiếp tục tăng thêm 20-30VND/USD, cao hơn mức niêm yết tại các ngân hàng lên đến 230VND/USD.

Năm 2011, Ngân hàng Nhà Nước đã có một quyết định tương đối bất ngờ là điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng 9,3% đồng thời giảm biên độ giao động từ ± 3% xuống còn ± 1% vào ngày 11/2/2011.

Khi đó, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trang lạm phát hai con số và có xu hướng tăng cao trở lại (lạm phát tháng 1/2011 đã ở mức 1,74%). Kỳ vọng về giảm giá đồng tiền trong thời gian tới đang lên cao. Bên cạnh đó, sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho tâm lý găm giữ vàng và USD của người dân tăng, giá vàng liên tục thiết lập các kỷ lục mới.

Thêm một tình trạng lúc đó là lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại đang có xu hướng tăng cao. Các Ngân hàng Thương mại đua nhau vượt trần lãi suất bằng nhiều hình thức lại càng làm cho VND tăng giá so với USD.

Sau ngày thay đổi tỷ giá này, thị trường chứng khoán đã phản ứng bằng một đợt giảm giá từ 520 điểm xuống 452,3 điểm vào ngày 3/3/2011 rồi có một đợt phục hồi ngắn trước khi bức vào giai đoạn đi ngang trong 2 tháng.

Ngày 27/6/2013, Ngân hàng Nhà nước lại một lần nữa điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng thêm 1% mà theo Ngân hàng Nhà nước là để nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo sự ổn định vững chắc hơn cho thị trường ngoại tệ. Phiên giao dịch ngay sau đó tức là ngày 28/6/2013, VN-Index đã giảm 3,7 điểm nhưng nhanh chóng lấy lại phong độ và đi lên.

Nhìn lại tình hình vĩ mô trong năm 2013 khi đó, kinh tế đã có phần ổn định với lạm phát được kiểm chế, thâm hụt thương mại thấp và cán cân tổng thể thặng dự mặc du còn điểm đáng e ngại là tăng trưởng GDP chỉ đạt 4,9% so với cùng kỳ - mức thấp nhất trong giai đoạn 5 năm 2010-2014. Các lãi suất điều hành được điểu chính giảm nhằm tạo điều kiện cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thanh khoản cho ngân hàng.

Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục có đợt điều chỉnh tỷ giá vào ngày 18/6/2014. Cặp tỷ giá VND/USD đã được các ngân hàng tăng lên hết biên độ 1% và cơn sốt này được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình lý giải là do tâm lý của người dân phần nào đó đã ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, thị trường vàng sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa của Việt Nam.

Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương giữ ổn định tỷ giá, và đã không có sự thay đổi tỷ giá nào trong năm 2014 vừa qua.

Trong năm 2014, cán cân vãng lai cũng như cán cân vốn của Việt Nam đều được IMF dự báo theo kế hoạch là thặng dư. Bên cạnh đó, Ngân hàng

Nhà nước đã tăng dữ trự ngoại hối thêm 10 tỷ USD. Nói cách khác, cung – cầu ngoại tệ vẫn hết sức dồi dào.

Biên độ tỷ giá được nới rộng để cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, sát với điều kiện thị trường hơn. Với sự nới rộng biên độ và những sự điều chỉnh tỷ giá này thể hiện sự biến động của tỷ giá sẽ tự do hơn, theo quy luật thị trường hơn. Đây là việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, một dấu hiệu của việc Chính Phủ đang dần dần thực hiện tự động hóa tài chính.

- Việt nam đã thiết lập được các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: Quỹ tiền tệ thế giới – IMF, Ngân hàng Thế giới WB kể từ năm 1992.

- Gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN năm 1995.

- Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác Á – Âu năm 1996, diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC năm 1998.

- Tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

- Tháng 7 năm 2001, Việt Nam tiến hành đàm phán và ký kết hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, đến tháng 12/2001 Quốc hội hai nước đã chính thức thông qua hiệp định này.

Tất cả những nỗ lực trên nhằm giúp cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho dòng vốn quốc tế vào Việt Nam, và từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w