Đối với ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 79)

Đối với nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều khó khăn như Việt Nam, cần duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà nước, điều chỉnh dần theo mức tăng giá cả, hướng tỷ giá chính thức của Việt Nam sát với giá trị thực của nó. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, không nên thực hiện chính sách phá giá đồng Việt Nam quá nhiều để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, bởi vì ngoài yếu tố tỷ giá,

việc thúc đẩy xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố giá như: chất lượng, cơ cấu hàng xuất khẩu .... Mặt khác việc tăng tỷ giá sẽ làm cho các yếu tố nhập khẩu đầu vào tăng lên, dẫn đến giá thành sản phẩm trong nước tăng, giảm sức cạnh tranh và đây cũng là yếu tố làm cản trở tăng xuất khẩu. Tỷ giá tăng cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho gánh nặng về nợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cho nên duy trì mức tỷ giá ổn định, linh hoạt là mục tiêu lâu dài của Việt Nam.

Các biện pháp điều hành tỷ giá nhằm giảm thâm hụt cán cân vãng lai, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế:

-Điều hành tỷ giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng thời tạo ra một môi trường tài chính ổn định.

Tỷ giá hối đoái trong quan hệ thương mại quốc tế được thể hiện trực tiếp qua giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu như sử dụng tốt công cụ này một cách thích hợp với lượng vừa đủ thì tỷ giá sẽ là một cách thức hiệu quả để tăng sức cạnh tranh về giá cả hàng hóa. Thực tế cho thấy đã có nhiều nước kiên trì theo đuổi chính sách tỷ giá để đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại những thành quả nhất định như Hàn Quốc, Trung Quốc.... Có thể kể ra một số giải pháp liên quan đến tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu như sau:

Phá giá đồng nội tệ với mức độ vừa phải giúp hàng xuất khẩu tăng sức cạnh tranh về giá: về lý thuyết, cánh sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa còn phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát trong điều kiện lạm phát ở nước ta đang tăng cao. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nhập khẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, công nghệ và thiết bị cũng như vay mượn các nguồn đầu tư từ nước ngoài là vô cùng quan trọng thì phá giá tiền

tệ sẽ gây nên một gánh nặng nợ nần lớn. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia công .... các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài rất lớn, chi phí lao động trong nước thấp. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đồng vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thả nổi có kiểm soát nhưng tăng dần mức độ tự điều tiết của thị trường, để tỷ giá có thể thúc đẩy xuất khẩu và phục vụ các mục tiêu khác, cần thiết phải có một chính sách tỷ giá thích hợp và phản ánh thực chất quy luật cung cầu, thể hiện rõ các tín hiệu biến động của thị trường, từ đó giúp các doanh nghiệp, cơ sở có thể dự đoán được thay đổi không bất thường và tự điều chỉnh hoạt động của mình. Vì vậy, hoàn thiện cơ chế tỷ giá là yêu cầu cần sớm được quan tâm hơn nữa.

Sử dụng hiệu quả các công cụ tỷ giá để điều chỉnh tỷ giá thích hợp. Để nâng cao hiệu quả của các công cụ điều chỉnh tỷ giá, cần sử dụng linh hoạt và phối hợp các công cụ như:

 Nhóm công cụ trực tiếp: mua bán ngoại tệ, kết hối, hạn chế đối tượng mua ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định lãi suất trần với tiền gửi bằng ngoại tệ.

 Nhóm công cụ gián tiếp: lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trưởng mở.

Nền thương mại, tài chính của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, vì vậy yêu cầu tăng dự trữ ngoại tệ là vô cùng quan trọng và cần thiết, mà mục tiêu là tăng dự trữ ngoại tệ lớn hơn tổng các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo ổn định tỷ giá và chống những ảnh hưởng bất thường từ bên ngoài. Đối với Việt Nam, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, chính vì vậy để sử dụng lãi suất vào điều tiết thị trường ngoại hối để hình thành tỷ giá phản ánh đúng các quy luật kinh tế, và cần phải sớm hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

-Lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp

Về cơ bản có ba cơ chế tỷ giá bao gồm: tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi, và tỷ giá thả nổi có điều tiết. Việc chỉ sử dụng đơn nhất một trong ba công cụ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn toàn sẽ khiến các chính sách trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt, chính vì vậy cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết đang được nhiều quốc gia sử dụng và tỏ ra khá hiệu quả. Thực tế cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã đúng khi lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nội có điều tiết ở mức độ đơn giản là dựa vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng, neo tỷ giá vào một đồng tiền cố định là USD, neo được điều chỉnh bằng biên độ giao động trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên cơ chế thả nổi có điều tiết cũng được sử dụng theo hai chiều hướng là xu hướng thả nổi nhiều hơn hoặc xu hướng điều tiết nhiều hơn. Đối với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, thời điểm hiện tại rất thích hợp để Ngân hàng Nhà nước tăng mức độ thả nổi phù hợp nhằm giúp cho tỷ giá vận hành ngày càng theo sát thị trường. Hơn nữa, tăng mức độ thả nổi còn có một số lý do sau:

• Cố định tỷ giá cứng nhắc sữ tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. • Thả nổi giúp tỷ giá không bóp méo những tín hiệu thị trường. • Tăng khả năng tự phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.

-Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Để nâng cao hiêu lực và hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái với việc cải thiện cán cân thương mại – cán cân vãng lai, cán cân vốn – tài chính thì cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và các chính sách xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại, tuy nhiên nếu việc thực hiện các chính sách tỷ giá một cách đơn lẻ và thiếu đồng bộ sẽ không mang lại hiệu quả cao; bởi hoạt động xuất nhập khẩu còn chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thể chế và bối cảnh kinh tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước dù muốn cũng không thể tự mình giải quyết bài toán tỷ giá. Nguyên nhân, không chỉ nằm ở giới hạn về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước và hiệu lực của chính sách tiền tệ, mà còn nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế. Vì vậy, rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách tỷ giá và các chính sách ngoại thương, thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w