Hiện nay ngoài Petrolimex còn có các doanh nghiệp khác có kho cảng đầu mối tại Hải Phòng:
• Công ty Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ PDC (khu Đình Vũ
45.000m3, cảng 10.000 DWT)
• Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC (kho An Hải 31.000 m3, cảng 10.000DWT)
• Công ty Xăng dầu Quân đội MIPECO (kho Nam Vinh 35.000 DWT, cảng 5.000 DWT)
Các doanh nghiệp này không có kho trung chuyển đường sông, đường sắt,
đường ống nên phương thức vận tải xăng dầu cho khu vực các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ là vận tải đường bộ bằng ô tô đến các hộ tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ. Đây là phương thức vận chuyển không chịu chi phí qua kho, giảm được chi phí đặc biệt là hao hụt khi nhập hàng từ tàu xà lan vào kho. Phương thức này có lợi thế khi cự ly cung ứng xăng dầu dưới 80Km vì khi đó chi phí vận tải bộ không quá lớn so với vận tải thuỷ. Trong trường hợp cự lý vận tải trên 80km thì chi phí vận tải thuỷ
chênh lệch nhiều so với vận tải bộ, sự giảm phí vận tải đủ bù đắp chi phí qua kho trung chuyển và cự lý trên 100km thì phương thức vận tải thuỷ qua kho trung chuyển có hiệu quả rõ rệt.
So sánh trên cho thấy sự cần thiết phải mở rộng, nâng cấp kho Bến Gót để
tăng năng lực tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho khu vực Phú Thọ và phụ cận nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của Petrolimex.
tăng năng lực tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho khu vực Phú Thọ và phụ cận nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của Petrolimex. kết luận của dự án "Qui hoạch hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu của Việt nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025"