Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi ngân sách,quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng như báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho HĐND và UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nước cấp trên để lãnh đạo,điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố một cách kịp thời,có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của thành phố.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
* Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
Thứ hai, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với công tác quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất.
Thứ ba, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.
Thứ tư, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Điều này cho phép xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng. Phân định rõ trách nhiệm kiểm soát chi trong nội bộ ngành tài chính và xác định quy trình hợp lý quy trình kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng.
Thứ năm, cần sớm hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền .
Thứ sáu, cần sớm ban hành cơ chế tài chính đối với các thành phố là đô thị loại 2 thuộc tỉnh.
Thứ bảy, cần sớm ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực kế hoạch và đầu tưđể có cơ sở chế tài các vi phạm,đưa hoạt động đầu tư vào nề nếp.
Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy thành phố Việt Trì phát triển mạnh mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch, quản lý đô thị, du lịch, tạo điều kiện cho Việt Trì phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hướng tới vị thế của một trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo không chỉ của khu vực Tây Đông Bắc.
Thứ hai, Đề nghị UBND tỉnh chỉđạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho thành phố về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy mô thành phố là đô thị loại II, Cụ thể:
+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủđộng cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển theo hướng sau: phân cấp toàn bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế Việt Trì quản lý thu và điều tiết cho ngân sách thành phố, điều tiết 50% số thu tiền cho thuế mặt đất, mặt nước, và tiền sử dụng đất trên địa bàn về ngân sách thành phố. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo toàn bộ khối xã, phường tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp thành phố và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.
+ Trong phân cấp vềđầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.
Thứ ba, UBND tỉnh sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền trên lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế cho các quy định hiện hành của Tỉnh không còn phù hợp sau khi Chính phủ ban hành các nghị định mới liên quan đến công tác này.
Thứ tư, UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chếđể tạo đông lực thực hiện
Thứ năm, UBND tỉnh cần sớm sửa đổi một số định mức chi tiêu đã lạc hậu như công tác phí, tàu xe phép, đi học …
Thứ sáu, UBND tỉnh sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lậu nay không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ bảy, UBND tỉnh cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng đểđẩy nhanh tiến độđầu tư XDCB trên địa bàn.
Thứ tám, UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sưđòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước vềđổi mới cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn Thành phố và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND thành phố cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:
- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách của thành phố Việt Trì. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Thực tiễn quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từđó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn thành phố. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với thành phố nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng.
- Thông qua thực hiện quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác
trên địa bàn thành phố có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho thành phố thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏđề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sỏ về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn. sẽ giúp cho thành phố có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả.
Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quảđòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố cho đến xã phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.
Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý thu, chi ngân sách ởđịa phương./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo tình hình thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, mở rộng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các chính sách tài chính khuyến khích thực hiện xã hội hoá, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2004), Chiến lược cải cách hệ thống thuếđến năm 2010, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2004) Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính,
Hà Nội.
6. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trính Thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội 7. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trính về quản lý ngân sách, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Trường Đại học Ngoại thương (2001), Giáo trình về Kinh tế vĩ mô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1997), Giáo trính Kinh tế công cộng, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
10. UBND tỉnh Phú Thọ (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọđến năm 2015 tầm nhìn đến 2020.
11. UBND thành phố Việt trì (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Việt Trì đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020..
12. UBND thành phố Việt trì (2006-2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015.
13. UBND thành phố Việt trì (2006-2010), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 2006-2010