PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 621 (Trang 31)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: đề tài có sử dụng một số thông tin sơ cấp bằng phương pháp quan sát và trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng và các nhân viên

kế toán tại phòng kế toán của công ty. Các chứng từ kế toán được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán của công ty.

- Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp bao gồm số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn vốn của Công ty được thu thập từ các báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phương pháp chứng từ kế toán: chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán. Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phương pháp đối ứng tài khoản: đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: đây là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

- Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính bằng phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối nhằm mục đích đối chiếu, xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu qua từng thời điểm để đánh giá xu hướng phát triển của công ty.

- Phân tích một số chỉ số tài chính như các tỷ số khả năng sinh lời… để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty từ đó đưa ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 621

3.1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 621 THÀNH VIÊN 621

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 621 là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế theo mô hình công ty mẹ, công ty con, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Khu 9. Trước đây công ty nguyên là đoàn Công Binh. Năm 1986 được chuyển qua làm kinh tế. Năm 1989 được Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập xí nghiệp khai thác đá 621. Năm 1993 được đăng ký lại theo nghị quyết 388/HDBT lấy tên là xí nghiệp cầu đường 621. Ngày 19/06/1996 Công ty xây dựng 621 được thành lập theo quyết định 494/QĐ-BQP của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, trên cơ sở sáp nhập ba đơn vị: Xí nghiệp cầu đường 621, xí nghiệp xây dựng 110, và xí nghiệp 624. Đến ngày 01/09/2010, theo quyết định 1073/QĐ-BTL QK9 Công ty Xây dựng 621 đã đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 621.

Trụ sở chính của công ty nằm trên đường Lê Hồng Phong, phường Trà An, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

Mã số thuế: 1800158566 Điện thoại: 07103.842302 Fax: 07103.841581

Giấy phép kinh doanh số 1800158566 cấp ngày 22/11/2010 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Cần Thơ.

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng

-Công ty chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực:

-Khai thác và chế biến lâm sản.

-Vận tải đường bộ và đường sông.

-Xây dựng các công trình giao thông Dân dụng Công nghiệp – giao

thông.

-Thiết kế khảo sát và tư vấn xây dựng.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty tập trung đầu tư, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đủ sức hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế do Quân khu và Bộ Quốc Phòng giao phó. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với cơ quan thuế.

Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại làm cho năng suất lao động được nâng cao đảm bảo thu nhập cho các cán bộ công nhân viên càng ngày càng ổn định.

3.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

3.2.2 Chức năng của các phòng ban

- Ban Giám Đốc

Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Bộ Tư Lệnh Quân khu thực hiện công việc lãnh đạo, quản lý đối với toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định các chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn, thực hiện mục tiêu doanh thu và lợi nhuận được Quân khu giao cho hằng năm: bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện các nghĩa vụ thu nộp chỉ tiêu, ngân sách thuế về Quân khu và Nhà Nước theo quy định.

-Giám Đốc

Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các mặt

Ban Giám Đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch - kỹ thuật Xí nghiệp cầu đƣờng Xí nghiệp công trình vật cản 7 Xí nghiệp khảo sát thiết kế tƣ vấn xây dựng Xí nghiệp 630

tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể.

Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, Nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Phó Giám Đốc

Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân công hoặc ủy quyền và có quyền quyết định các phần việc đó.

Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và Nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình được phân công.

Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết định quan trọng.

- Phòng tổ chức hành chính

Quản lý và phát triển nguồn nhân lực, tham mưu cho ban Giám Đốc trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên (cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, thợ lành nghề, nhân viên…) trong từng đơn vị sản xuất cũng như các phòng ban trong công ty. Theo dõi, đào tạo, tuyển chọn bổ sung đội ngũ cán bộ kế cận để duy trì và ổn định cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.

Là cơ quan giúp ban Giám Đốc trong việc thực hiện đúng và kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách cán bộ như xét nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chính sách xã hội khác.

Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Đảng và các tổ chức quần chúng trong công ty, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động khi quyền lợi công dân bị xâm phạm…

- Phòng kế toán

Là cơ quan giúp Giám Đốc trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp theo đúng các chế độ chính sách tài chính do Nhà nước quy định.

Khai thác và sử dụng nguồn vốn từng công trình, cân đối kịp thời nguồn thu, chi đảm bảo doanh thu và lợi nhuận.

Thực hiện kịp thời việc cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ trong toàn bộ công ty; chấn chỉnh, giúp các đơn vị trong công

tác ghi chép sổ sách kế toán đúng quy định, khoa học. Đề xuất kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho các đơn vị về công tác tài chính.

Duyệt quyết toán hàng tháng cho các xí nghiệp, các đội sản xuất trực thuộc theo quy định

Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo quy định cũng như các báo cáo nhanh để giúp Giám Đốc ra các quyết định kịp thời chỉ đạo điều hành sản xuất một cách có hiệu quả.

Thực hiện đúng các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, các khoản phải nộp khác cho ngân sách Quân khu, đảm bảo ngân sách lành mạnh.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật

Là cơ quan tham mưu cho Giám Đốc trong việc lập chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm cũng như trong từng giai đoạn, từng ngành nghề một cách có hiệu quả nhất.

Kiểm tra theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị sản xuất, các xí nghiệp, các đội. Nắm cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý; chất lượng sản phẩm, chất lượng các công trình, định mức sản xuất chung của các đơn vị. Đề xuất kịp thời, tháo gỡ các khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất.

- Quan hệ với khách hàng trong và ngoài quân đội để tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm liên hệ các công trình xây dựng, tham gia và lập hồ sơ đấu thầu công trình xây dựng, công trình giao thông…để đảm bảo đủ việc làm cho các đơn vị.

Tham mưu cho Giám Đốc về kế hoạch đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị trường mục tiêu và phát triển tăng thị trường kinh doanh trong từng năm.

-Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về nghiệp vụ cho Đảng ủy, Ban

Giám Đốc và phòng kinh tế Quân khu.

-Tham mưu và giúp Giám Đốc điều hành chỉ đạo về công tác kỹ thuật,

chất lượng kỹ thuật về các công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng.

-Duyệt các giải pháp, thanh toán, giám sát kỹ thuật tiến độ thi công cụ

thể cho từng đội xây dựng, từng công trình.

-Kiểm tra theo dõi chất lượng công trình, ngăn ngừa và xử lý kịp thời

theo nghị định 25/CP của chính phủ về quản lý và đầu tư trong xây dựng cơ bản.

-Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật hàng tháng, quý,

năm. Theo dõi quản lý số lượng, lý lịch trang thiết bị kỹ thuật, tài sản cố định của công ty. Kịp thời đề xuất bảo trì sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo sự hoạt động bình thường các phương tiện, trang thiết bị.

-Nghiên cứu đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để áp dụng trong sản

xuất.

-Lập kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để nâng cao chất lượng

sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh ngoài thị trường.

3.2.3 Các đơn vị trực thuộc

-Xí nghiệp cầu đường

-Xí nghiệp công trình vật cản 7

-Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng

-Xí nghiệp 630

3.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 621 đã không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực như: Xây dựng công trình giao thông (cầu đường) thủy lợi, dân dụng, khai thác đá cát…Công ty được Bộ Quốc Phòng phong tặng là Doanh Nghiệp Nhà Nước hạng nhất theo quyết định số 943/QĐ cấp ngày 23/05/2000. Công ty có mặt bằng, nhà xưởng, kho bãi rộng thuận lợi cho cả đường bộ và đường thủy đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất trong nhiều năm tới. Mặt khác, công ty còn có đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao là yếu tố thuận lợi giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn.

Kế toán thanh toán, tiền lƣơng,

thuế Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ- Công nợ Kế toán Xí nghiệp cầu đƣờng Kế toán Xí nghiệp công trình vật cản 7 Kế toán Xí nghiệp khảo sát thiết kế tƣ vấn xây dựng Kế toán Xí nghiệp 630 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty

3.4.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty

3.4.1.2 Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán

a. Kế toán trƣởng

- Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của luật kế toán Việt Nam.

- Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, trường hợp có đơn vị cấp trên thì đồng thời phải chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn và nghiệp vụ.

- Giúp cho Giám Đốc làm việc chung về tài chính, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế của công ty.

- Phân tích kết quả sản xuất, tình hình sản xuất. - Tính toán, quyết toán các khoản ngân sách.

- Nhận định chính xác kịp thời các kết quả, các khó khăn trong sản xuất để báo cáo cho Giám Đốc.

- Tổ chức kiểm tra kế toán thường xuyên và kịp thời. - Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

Kế toán trƣởng

b. Kế toán tổng hợp

- Có nhiệm vụ thu nhận các tài liệu, các thông tin kế toán để tiến hành đối chiếu, kiểm tra các số liệu kế toán. Ghi sổ kế toán.

- Lập các chứng từ thu, chi qua các tài khoản ở ngân hàng. - Lập các loại báo cáo theo quy định.

- Kế toán thanh toán, tiền lương, thuế

- Có nhiệm vụ chấm công, tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Lập bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương. - Quyết toán chi phí các đơn vị, thanh toán chỉ tiêu nội bộ.

- Lập các chứng từ thu, chi qua các tài khoản ở ngân hàng

- Thực hiện các công tác kế toán liên quan đến chế độ nộp, kê khai, báo cáo thuế.

- Kế toán TSCĐ-Công nợ kiêm kế toán vật tư

- Ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết tài sản cố định.

- Theo dõi hạch toán các nghiệp vụ tài sản cố định sử dụng ở đơn vị. - Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định.

- Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tình hình tăng giảm tài sản cố định. - Theo dõi công nợ, nợ phải thu và phải trả công ty.

- Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư. Đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục và hạn chế trường hợp hao hụt, mất mát.

c. Thủ quỹ

- Có trách nhiệm theo dõi thu, chi tiền mặt ở công ty. - Bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt.

d. Kế toán các xí nghiệp

- Theo dõi hoạt động thu chi, thực hiện công tác ở đơn vị cơ sở, hàng tháng lập báo cáo quyết toán chi phí và các báo cáo liên quan về công ty theo quy định.

- Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa tại xí nghiệp.

- Lập chứng từ gốc về việc thu chi tại các xí nghiệp theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

3.4.2 Hình thức kế toán công ty áp dụng

Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi chép các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 621 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)